Ngày nay, sự phát triển nhanh của công nghệ, kèm theo đó là hiện tượng trẻ em sớm được tiếp cận sớm các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, đã làm tỉ lệ trẻ em mắc tật khúc xạ gia tăng nhanh hơn thế kỷ trước. Việc này sẽ gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của các bé.
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ
Tật khúc xạ là gì? – Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn thấy rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực. Đối với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), khi cơ thể bắt đầu lão hóa, sẽ xuất hiện hiện tượng lão thị ở mắt.
1. Các tật khúc xạ bao gồm: cận thị (chiếm 80%), viễn thị, loạn thị
- Cận thị: là hiện tượng mắt có thể nhìn thấy vật ở gần như đọc sách, nhưng lại khó khăn khi nhìn các vật ở xa, như nhìn lên bảng, nhìn ngoài trời.
- Viễn thị: ngược lại với cận thị, mắt các bé khó khăn khi nhìn thấy các vật ở gần, như đọc sách.
- Loạn thị: Hình ảnh xung quanh đều bị mờ hoặc méo mó.
Triệu chứng thường gặp mà nếu bố mẹ quan sát sẽ dễ dàng nhận ra: bé mờ mắt, mỏi mắt, nheo mắt, lại gần mới đọc được chữ (cận thị) …
2. Các phương pháp khắc phục bệnh khúc xạ phổ biến
Đeo kính mắt: là phương pháp phổ biến và an toàn nhất hiện nay. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bạn chọn kính đúng bệnh đúng độ mắt, nhằm đem lại thị giác 10/10.
Kính áp tròng: đeo kính sát tròng cho bạn tầm nhìn rõ ràng hơn, rộng hơn và thoải mái hơn. Nhưng bạn phải đeo kính theo đúng hướng dẫn để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Phẫu thuật khúc xạ: Thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi hình dạng này giúp phục hồi khả năng tập trung của mắt, bằng cách cho phép các tia sáng tập trung chính xác vào võng mạc và tầm nhìn được cải thiện.
Ngoài ra, còn có thể điều trị tật khúc xạ không phẫu thuật bằng phương pháp Ortho -K. Phương pháp này đã được FDA (Cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Mỹ) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi vào năm 2002.
3. Các biện pháp phòng tránh các bệnh về khúc xạ
- Đảm bảo đủ ánh sáng, khoảng cách khi ngồi học cho các bé.
- Hạn chế xem tivi, chơi game, sử dụng thiết bị di động.
- Nghỉ ngơi thư giãn cho mắt sau mỗi 20 phút học bài.
Chính vì thế khi có dấu hiệu biển hiện khác lạ ở mắt, cần đến ngay trung tâm mắt kiểm tra và chuẩn đoán bệnh. Điều này sẽ làm giảm những tổn thương sâu hơn cho mắt và giúp điều trị mắt tốt hơn.
Bs. Trần Quang Minh – Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm |
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ >> Xem thêm |
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm |
Những Điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm |
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm |
Sự Oxy Hóa, Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Và Bệnh Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm |
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm |
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm |