Tật khúc xạ là hiện tượng mắt bị mờ và không nhìn rõ vật. Có 4 loại tật khúc xạ, gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị và lão thị, trong đó cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất về số người mắc. Tại Việt Nam, cả nước có hơn 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ, trong đó, 70 – 90% trẻ bị tật cận thị. Cùng Hikari tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các tật khúc xạ và cách điều chỉnh tật khúc xạ nhé!
Nội Dung Chính
Tật khúc xạ là gì?
Ở mắt có thị lực bình thường, ánh sáng phản xạ từ vật sẽ đi vào mắt, tập trung tại giác mạc và thủy tinh thể, tạo ra các hình ảnh sắc nét và truyền đến não.
Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng không tập trung chính xác vào võng mạc, khiến mắt bị mờ và không nhìn rõ được vật xung quanh.
Có 4 loại tật khúc xạ phổ biến hiện nay: cận thị, viễn thị, lọan thị và lão thị.
WHO ước tính có 153 triệu người trên toàn thế giới bị suy giảm thị lực (không bao gồm tật lão thị) do không được điều chỉnh tật khúc xạ.
Tại Việt Nam, đối tượng mắc tật khúc xạ hầu hết là nhóm học sinh, sinh viên ở khu vực thành thị.
Theo nghiên cứu từ bộ y tế, năm 2020, cả nước có hơn 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ.
Trong đó, tật cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất.
Riêng nhóm trẻ em bị cận thị ở độ tuổi 5 – 6, có tỷ lệ:
- 10 – 15% trẻ sống tại nông thôn.
- 20 – 40 % trẻ sống tại thành thị.
Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ
Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến mắt bị tật khúc xạ.
Nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng không lành mạnh.
Mắt bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền
Khi ba mẹ mắc các bệnh về tật khúc xạ thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị tật khúc xạ.
Tuy nhiên, trẻ bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ không nhiều.
Mắt bị tật khúc xạ do thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng không lành mạnh.
Hầu hết các trường hợp mắt bị tật khúc xạ đều có chung nguyên nhân là sinh hoạt không lành mạnh:
- Trẻ tiếp xúc sớm với các sản phẩm công nghệ có ánh sáng xanh.
- Sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại hoặc laptop trong thời gian dài.
- Ngồi sai tư thế khi học tập và làm việc.
- Đọc sách, báo trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Ít tham gia vận động các hoạt động ngoài trời.
- Bữa ăn thiếu các chất dinh dưỡng tốt cho mắt.
Ngoài những nguyên nhân chính trên, còn một vài nguyên nhân khác dẫn đến mắt bị tật khúc xạ như:
- Mắt tiếp xúc trực tiếp với nguồn ánh sáng mạnh như ánh sáng mặt trời, tia lửa hàn,..
- Mắt bị tổn thương do chấn thương ở mắt.
- Vệ sinh mắt sai cách khiến mắt bị tật khúc xạ.
Triệu chứng khi mắt bị tật khúc xạ
Khi mắt bị tật khúc xạ, hầu hết sẽ xảy ra các triệu chứng như:
- Mắt nhìn mờ và méo mó, không thể thấy rõ các vật ở xa.
- Nheo mắt để tập trung nhìn hoặc quan sát, từ đó mắt bị căng và mệt mỏi.
Đối với đối tượng trẻ em, trẻ sẽ chưa nhận thức được tầm nhìn của mình bị ảnh hưởng.
Khi bị tật khúc xạ, trẻ sẽ có biểu hiện như, nheo mắt, chớp mắt và dụi mắt khi đọc.
Vì vậy phụ huynh cần lưu tâm đến những cử chỉ hoặc hành động của trẻ để sớm phát hiện tật khúc xạ ở trẻ.
Từ đó, có thể điều điều chỉnh và phòng tránh cho con.
Phân loại tật khúc xạ
Tật khúc xạ có 4 loại phổ biến hiện nay: là cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
Cận thị
Là tình trạng mắt bị mờ không khổng nhìn thể nhìn rõ vật ở phía trước.
Cận thị xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức, ánh sáng tập trung phía trước võng mạc, thay vì đi vào võng mạc.
Cận thị thường bắt đầu ở độ tuổi 6 – 14 tuổi, đối tượng hầu hết là trẻ em và học sinh.
Khi độ cận thị quá cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như bong võng mạc.
Viễn thị
Viễn thị là tình trạng trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần và xa.
Xảy ra khi nhãn cầu phát triển quá ngắn hoặc hình dạng của giác mạc và thủy tinh thể không bình thường.
Dẫn tới ánh sáng tập trung phía sau võng mạc thay vì ở trong võng mạc.
Nguyên nhân dẫn đến viễn thị đa phần là do bẩm sinh.
Nhưng cũng có một vài trường hợp khác xảy ra với tỷ lệ ít hơn như:
- Giác mạc dẹt
- Mắc bệnh sẹo giác mạc.
Loạn thị
Loạn thị là hiện tượng các tia sáng đi vào giác mạc bị khuếch tán trong võng mạc thay vì tập trung tại một điểm.
Xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể bị bẻ cong hoặc biến dạng.
Gây ra hiện tượng mắt nhìn các vật ở xa và gần bị mờ nhòe và méo mó.
Một số người bị loạn thị do bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp mắc tật này khi còn nhỏ hoặc lúc thành niên.
Người bị tật loạn thị thường kèm thêm với một tật khúc xạ khác như cận thị hoặc viễn thị.
Lão thị
Về bản chất, lão thị giống viễn thị, chỉ khác nguyên nhân.
Thường xảy ra ở tuổi trung niên và người lớn tuổi, khiến họ không thể nhìn mọi thứ ở cự ly gần.
Khi bạn già đi, thủy tinh thể trong mắt cứng hơn và kém linh hoạt hơn.
Dẫn tới ánh sáng không còn tập trung chính xác vào võng mạc nữa.
Mọi người đều bị lão thị khi già đi, thường là sau 45 tuổi.
Ngoài tật lão thị, nhiều người sẽ mắc kèm thêm các tật khúc xạ khác.
Các phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ
Tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng cách đeo kính hoặc kính áp tròng chỉnh hình giác mạc.
Bạn cũng có thể lựa chọn phẫu thuật bằng laser tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ.
Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ (phổ biến nhất)
Là phương pháp phổ biến nhất vì tiện lợi, tiết kiệm chi phí và dễ thay đổi.
Nhưng cũng có một số bất lợi như:
- Khiến mắt bị dại khi đeo kính gọng trong thời gian dài.
- Dễ quên mang theo bên người.
- Dễ gãy và tuột khỏi mắt khi vận động mạnh.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, khi bị tật khúc xạ, bạn nên đi đo mắt định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo độ kính đúng độ.
Chỉnh hình giác mạc – Ortho K (kính áp tròng chỉnh hình giác mạc)
Kính Ortho – K là kính được sử dụng để chỉnh hình giác mạc và chữa độ cận thị.
Chúng giúp kiểm soát độ cận thị, làm chậm sự tiến triển triển của cận thị từ 50 – 90%.
Nhưng nếu ngưng sử dụng thì tật khúc xạ sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Bạn chỉ cần đeo kính áp tròng Ortho – K khi đi ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng.
Khi ngủ, giác mạc sẽ được định hình lại và ép xuống 0 độ.
Bạn sẽ có thị lực 20/20 hoàn hảo mà không cần phải đeo kính cận sau khi tỉnh dậy.
Phù hợp cho những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì, những người có độ cận thị tăng nhanh hoặc những ai không muốn mang kính gọng khi đi học hay đi làm.
Phẫu thuật mắt bằng laser
Loại phẫu thuật này được dùng để điều trị các tật khúc xạ như cận, viễn và loạn thị.
Phẫu thuật bằng tia laser có 3 phương pháp khác nhau: Lasik, Femto – Lasik và Relex Smile.
Các ưu điểm khi phẫu thuật mắt bằng tia laser là:
- An toàn và hiệu quả
- Thời gian phẫu thuật ngắn.
- Thị lực được phục hồi nhanh chòng.
- Chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là bạn có thể quay lại sinh hoạt và công việc hằng ngày.
Đôi mắt là một trong những cơ quan hoạt động nhiều nhất của cơ thể, vì vậy khám mắt định kỳ là việc rất quan trọng để phát hiện các tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt. Từ đó có thể đưa ra các phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hãy xây dựng sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học sẽ giúp đôi mắt khỏe hơn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan tới tật khúc xạ, đừng ngần ngại liên hệ với Hikari Eye Care để được tư vấn và thăm khám.
Nguồn tham khảo bài viết:
- https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/refractive-errors/types-refractive-errors
- https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/refractive-errors
- https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/blindness-and-vision-impairment-refractive-errors
- https://www.eyedoctorophthalmologistnyc.com/treatment/refractive-error/