Bệnh đau mắt hột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng mắc phải và cách điều trị

Bệnh đau mắt hột là gì? Nguyên nhân, triệu chứng mắc phải và cách điều trị

Đau mắt hột là một tình trạng gặp vấn đề ở mắt. Hiện nay có nhiều người mắc phải gây khó chịu, vướng víu và hạn chế khả năng nhìn. Do vậy cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra, triệu chứng nhận biết cùng cách chữa trị hiệu quả thì mới chăm sóc đôi mắt thật tốt. Nội dung bên dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích vấn đề này.

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là bệnh về viêm kết mạc và giác mạc bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra hoặc có thêm nguyên nhân khác. Khi bị đau mắt thì tiến triển nhanh chóng khiến việc cử động đau nhức, mắt sưng hột to bất thường. Các hột này lớn lên có thể bị vỡ, có mủ và trở thành sẹo xấu. Sẹo nặng có thể làm cho sụn mi bị ngắn lại, bờ mo lộn vào trong khiến lông quặm khó chịu. 

Tuy rằng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng điều trị không cẩn thận có thể biến chứng loét giác mạc, bị thủng giác mạc, viêm nội nhãn. Dần dần có thể làm giảm thị lực hoặc gây mù lòa. 

Bệnh đau mắt hột là gì? 
Bệnh đau mắt hột là gì?

Triệu chứng mắc phải khi bị đau mắt hột

Khi mắc đau mắt hột thì sẽ có nhiều triệu chứng bất thường mà chỉ cần chú ý sẽ phát hiện ra. Những dấu hiệu này cần phải biết để xác định chuẩn xác bệnh, cụ thể: 

  • Mắt có tình trạng bị ngứa râm ran, kích ứng vùng mắt và mí
  • Ra nhiều gỉ, có thất nhiều nhầy và mủ
  • Mí mắt bị sưng, đỏ, đau nhức
  • Nhạy cảm với ánh sáng chiếu vào
  • Có hột ở mắt nhìn sẽ thấy cộm lên, lật ra bên trong sẽ thấy sưng hột màu trắng đục, lẫn các mạch máu bên trên. 
  • Xuất hiện nhú gai có hình đa giác, màu hồng, tỏa ra các mao mạch
  • Có màng máu giác mạc ở lớp nông, khu vực trên giác mạc
  • Xuất hiện sẹo và lõm hột. 
Đau mắt hột với triệu chứng sưng hột to 
Đau mắt hột với triệu chứng sưng hột to

Chẩn đoán bệnh đau mắt hột

Khi phát hiện mắt bị đau nhức và bất thường thì bạn nên tới phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và cách điều trị. Hiện tại một số cách chẩn đoán được áp dụng gồm: 

Chẩn đoán lâm sàng:

  • Có hột trên kết mạc sụn mi
  • Có sẹo ở trên kết mạc sụn mi trên
  • Màng máu màu đỏ trên giác mạc.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chích hột ra hoặc nạo nhẹ vùng kết mạc sụn mi trên làm xét nghiệm tế bào học

Chẩn đoán phân biệt:

  • Phát hiện tổn thương nhú to, hình dẹt, hình đa diện do viêm kết mạc dị ứng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt này từ khi xuất hiện cho tới khi tiến triển nặng hơn thì sẽ trải qua 5 giai đoạn khác nhau. Bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy từng giai đoạn sẽ có những dấu hiệu khác nhau: 

  • Viêm – nang: Bị nhiễm trùng nhẹ, có các nang mụn nhỏ chứa tế bào lympho ở bề mặt bên trong của mí mắt. 
  • Viêm – mức độ cao: Bệnh nặng hơn có thể lây cho người khác, mắt ngứa ngáy, bị đỏ, mí trên sưng.
  • Có sẹo mí mắt: Bị nhiễm trùng vùng mắt, hột to hơn vỡ ra hình thành sẹo bên trong.
  • Lông mi mọc ngược: Sẹo mí mắt làm cho lông mi dễ mọc ngược vào bên trong gây khó chịu.
  • Đục giác mạc: Khi giác mạc bị ảnh hưởng thì sẽ nhìn thấy bị mờ đục, ngứa liên tục. Tiến triển nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng mù lòa. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột

Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng đau mắt hột phải tìm hiểu cặn kẽ để điều trị đúng hướng. Bên dưới đây sẽ nêu ra các nguyên nhân chính cho mọi người biết: 

  • Do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis, chúng tồn tại ở môi trường bên ngoài được.  
  • Do điều kiện sống, sinh hoạt không tốt nên tụ tập nhiều chất bẩn, bụi, vi khuẩn sinh sôi, lây lan dẫn tới nhiễm khuẩn mắt.
  • Nơi sống đông đúc trong không gian hẹp, nhiều người sinh hoạt, dùng chung đồng dùng có nguy cơ lây bệnh cao. 
  • Vấn đề vệ sinh cơ thể, vùng mắt kém, nhất là tay hay đụng lên mắt liên tục. 
  • Trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi dễ bị mắc hơn. 
Bị sưng hột mắt do vệ sinh kém 
Bị sưng hột mắt do vệ sinh kém

Phân loại các bệnh đau mắt hột thường gặp

Bệnh đau mắt hột này được phân loại thành nhiều chủng khác nhau theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO). Cùng tìm hiểu các loại chi tiết là như thế nào qua nội dung chia sẻ: 

  • TF (trachoma follicle): Đau mắt xuất hiện hột ở trên trong, đau, ngứa và sưng đỏ. 
  • TI (trachomatous inflammation): Đau mắt nặng, viêm nhiễm có sưng mủ, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc sâu.
  • TS (trachomatous conjunctival scar): Có sẹo kết mạc gây cản trở tầm nhìn. 
  • TT (trachomatous trichiasis): Bệnh dau mắt đã có biến chứng, lông cọ vào giác mạc gây đau nhức, ngứa.
  • CO (corneal opacity): Tình trạng nặng nhất có thể làm tổn thương giác mạc gây mù lòa. 

Biến chứng của đau mắt hột

Nếu không được chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm với đau mắt hột. Những biến chứng này phải được cảnh báo cho mọi người biết: 

  • Bị sang viêm kết mạc bờ mi
  • Xuất hiện sẹo mí ở trong mắt
  • Mí mắt biến dạng mất thẩm mỹ
  • Viêm loét giác mạc
  • Xuất hiện lông quặm khó chịu, gây khô mắt kéo dài.

Phương pháp chữa trị bệnh

Về phương pháp điều trị tại các bệnh viện, cơ sở uy tín lớn hiện nay đều được nêu theo phác đồ cụ thể với từng bệnh nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu cách điều trị chủ đạo:

  • Dùng thuốc kháng sinh azithromycin 1 liều trong vòng 1 năm. Sau đó sẽ dùng nhắc lại sau từ 6 tháng đến 1 năm khi bệnh tái phát.
  • Bôi thuốc mỡ Tetracyclin 1%, 1 ngày tra 1 lần liên tục trong vòng 6 tháng. 
  • Dùng Erythromycin 250mg với liều lượng uống 4 viên/ngày x 3 tuần.
  • Thực hiện phẫu thuật mổ quặm.
  • Dùng nước mắt nhân tạo và bổ sung thêm vitamin chăm sóc mắt khỏe mạnh.

Phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Muốn phòng ngừa bệnh đau mắt này hoặc tránh tái phát thì cần phải có ý thức bảo vệ cơ thể cẩn thận. Dưới đây sẽ nêu ra các lưu ý chi tiết cho mọi người: 

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể hàng ngày.
  • Đồ dùng cá nhân dùng riêng, không dùng chung nhiều người.
  • Chất thải đổ đúng nơi, không để ô nhiễm không gian và tụ tập nhiều vi khuẩn, côn trùng gây bệnh. 
  • Bổ sung đầy đủ thực phẩm, vitamin cho cơ thể tăng đề kháng và đôi mắt sáng khỏe.
Cách phòng ngừa đau mắt hột 
Cách phòng ngừa đau mắt hột

Thông tin chi tiết ở bài viết gửi mọi người biết về đau mắt hột là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị ra sao. Mong rằng khi mọi người hiểu sẽ nhận biết khi mắc phải và sớm điều trị để đôi mắt được khỏe mạnh hơn.