Xuất huyết kết mạc là gì? Có nguy hiểm không và cách chữa trị

Xuất huyết kết mạc là mắt có biểu hiện vỡ mạch máu ở trong mắt, bạn sẽ thấy toàn bộ lòng trắng dần dần bị nhuốm đỏ. Mặc dù máu không chảy trực tiếp như vết thương ngoài da nhưng xuất huyết dưới mắt ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người mắc phải. Vậy để biết bệnh này có nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao thì hãy cùng Hikari theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Xuất huyết kết mạc là gì?

Xuất huyết kết mạc là tình trạng máu chảy ra dưới lớp kết mạc của mắt, thường không đau nhưng dễ nhận thấy do những vệt đỏ xuất hiện trên phần trắng của mắt. Mặc dù chứng bệnh này thường không gây nguy hiểm và tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng nó vẫn gây lo lắng cho nhiều người.

Xuất huyết kết mạc là mắt có biểu hiện vỡ mạch máu ở trong mắt, bạn sẽ thấy toàn bộ lòng trắng dần dần bị nhuốm đỏ

Nguyên nhân gây xuất huyết kết mạc

Nguyên nhân xuất huyết kết mạc rất đa dạng và có thể chia thành ba nhóm chính: nguyên nhân tự phát, nguyên nhân do chấn thương, nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Hiểu rõ về các nguyên nhân này giúp bạn nhận biết nguy cơ và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân tự phát

Xuất huyết kết mạc tự phát thường xảy ra đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Một số yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm:

  1. Tăng huyết áp đột ngột: Các hoạt động như ho, hắt hơi, nôn, hay việc rặn đẻ có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch mắt dẫn đến vỡ mạch và gây xuất huyết.
  2. Rối loạn đông máu: Thiếu vitamin K hoặc các yếu tố đông máu khác cũng có thể dẫn đến xuất huyết kết mạc.
  3. Sử dụng thuốc làm loãng máu: Các loại thuốc như aspirin, warfarin thường được sử dụng trong điều trị các bệnh tim mạch có thể làm máu khó đông và gây xuất huyết kết mạc.

Những nguyên nhân này thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn cần phải chú ý và có biện pháp theo dõi, nhất là khi có yếu tố rủi ro cao hoặc xảy ra thường xuyên.

Nguyên nhân do chấn thương

Chấn thương mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết kết mạc:

  1. Dụi mắt quá mạnh: Dụi mắt hoặc cọ xát mạnh có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới kết mạc.
  2. Vật lạ làm tổn thương mắt: Các vật lạ như cát, bụi, côn trùng có thể gây tổn thương mắt và dẫn đến xuất huyết.
  3. Phẫu thuật mắt: Xuất huyết kết mạc cũng có thể xảy ra sau các phẫu thuật mắt như LASIK hay phẫu thuật đục thủy tinh thể.

phương pháp phẫu thuật phacoemusification (kỹ thuật mổ Phaco) ngày càng phổ biến và là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất

Chấn thương mắt thường đi kèm với các triệu chứng đau đớn, khó chịu nên người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.

Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết kết mạc:

  1. Tăng huyết áp: Huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu mắt, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu.
  2. Đái tháo đường: Bệnh lý này làm tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ xuất huyết ở nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cả mắt.
  3. Rối loạn đông máu: Cơ thể không sản xuất đủ các yếu tố đông máu hoặc sử dụng một số thuốc làm thay đổi chức năng đông máu cũng có thể gây ra xuất huyết kết mạc.

Những người mắc các bệnh lý này cần được kiểm tra và điều trị định kỳ để tránh nguy cơ xuất huyết kết mạc và các biến chứng khác.

Triệu chứng của xuất huyết kết mạc

Xuất huyết kết mạc thường dễ nhận biết nhờ những dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, mức độ và tính chất của triệu chứng có thể khác nhau giữa các trường hợp. Việc hiểu rõ các triệu chứng giúp phát hiện và điều trị kịp thời, giảm bớt lo lắng không cần thiết.

Dấu hiệu bên ngoài

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của xuất huyết kết mạc là vệt máu đỏ trên phần trắng của mắt. Vùng đỏ này có thể nhỏ hoặc lan rộng tùy theo mức độ xuất huyết.

Vệt máu đỏ này thường rõ ràng và nổi bật trên nền trắng của mắt và chúng có thể thay đổi màu sắc từ đỏ tươi đến sậm hơn khi máu bắt đầu tan. Khác với các tổn thương mắt khác, xuất huyết kết mạc thường không gây đau đớn hay khó chịu nghiêm trọng.

Cảm giác đau hoặc khó chịu

Mặc dù xuất huyết kết mạc không gây đau nghiêm trọng, nhưng cảm giác khó chịu vẫn có thể xuất hiện ở một số trường hợp:

  • Cảm giác châm chích nhẹ: Một số người có thể cảm thấy châm chích nhẹ hoặc cộm mắt.
  • Khó chịu khi chớp mắt: Một số trường hợp có thể cảm thấy khó chịu khi chớp mắt do cảm giác cộm ở vùng mắt bị xuất huyết.

Ảnh hưởng đến thị lực

Xuất huyết kết mạc hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu xuất huyết lan rộng hoặc kéo dài, có thể gây ra một số ảnh hưởng nhỏ:

  • Không ảnh hưởng đáng kể đến thị lực: Phần lớn các trường hợp xuất huyết kết mạc không ảnh hưởng đến thị lực vì máu chỉ ở dưới lớp kết mạc chứ không ảnh hưởng đến giác mạc hay các phần quan trọng khác của mắt.
  • Gây lo lắng: Sự xuất hiện của vệt máu đỏ có thể gây lo lắng, tâm lý e ngại, làm người bệnh cảm giác tệ hơn dù thị lực không bị ảnh hưởng.

Cách chẩn đoán xuất huyết kết mạc

Để chẩn đoán xuất huyết kết mạc, các bác sĩ thường tiến hành các bước kiểm tra cụ thể nhằm xác định mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Việc chẩn đoán chính xác giúp đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời.

Tiến hành khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán xuất huyết kết mạc:

  • Quan sát trực tiếp: Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của bệnh nhân để phát hiện các dấu hiệu xuất huyết. Việc quan sát phần trắng của mắt sẽ giúp nhận biết mức độ và vị trí của vết máu.
  • Đánh giá tình trạng chung: Bác sĩ cũng sẽ hỏi về lịch sử y tế, những triệu chứng kèm theo và bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra xuất huyết kết mạc để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm cần thiết

Dựa trên khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác và loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra các rối loạn đông máu, thiếu vitamin C, K, hoặc các yếu tố đông máu.
  • Xét nghiệm vi khuẩn, virus: Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus gây viêm kết mạc như Enterovirus 70, Coxsackie A, Leptospira.

Các xét nghiệm này giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Khi có các triệu chứng của bệnh, nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Xuất huyết kết mạc có nguy hiểm không?

KHÔNG, Xuất huyết kết mạc thường không nguy hiểm và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu được kiểm tra và xử lý đúng cách.

Do đa số các trường hợp xuất huyết kết mạc là lành tính và máu tự hấp thu trong vòng 1-2 tuần nên bạn sẽ không cần đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, phần lớn các trường hợp đều sẽ không ảnh hưởng đến thị lực và không gây đau đớn nhiều.

Tuy nhiên, nếu xuất huyết kết mạc tái phát nhiều lần hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau mắt, thị lực giảm, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Cách điều trị xuất huyết kết mạc

Điều trị xuất huyết kết mạc chủ yếu là giảm triệu chứng và giúp máu nhanh chóng hấp thu.

Điều trị không dùng thuốc

Thông thường, việc áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc là biện pháp đầu tiên và thường được áp dụng:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế các hoạt động mạnh và nghỉ ngơi giúp mắt phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Khăn lạnh hoặc túi đá lạnh: Để giúp giảm phù nề và cải thiện triệu chứng, bạn có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá lạnh đặt nhẹ lên mắt.
  • Tránh dụi mắt: Cần tránh cọ xát hoặc chạm vào vùng xuất huyết để hạn chế tình trạng lan rộng.

Thuốc điều trị xuất huyết kết mạc

Nếu triệu chứng nặng nề hoặc kéo dài, các bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc nhỏ mắt nhân tạo: Việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt này sẽ giúp giảm kích ứng, khó chịu và duy trì độ ẩm cho mắt.
  • Thuốc chống đông máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc như aspirin, warfarin nếu có nguy cơ tai biến mạch máu hoặc các yếu tố rối loạn đông máu.

Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Trong trường hợp bệnh nặng hoặc do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị

Chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết kết mạc

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bị xuất huyết kết mạc. Cần lưu ý những thực phẩm nên ăn và tránh ăn để điều trị hiệu quả.

Đối với nhóm thực phẩm nên ăn, bạn cần ưu tiên các loại thưc phẩm như:

  • Rau, củ, quả giàu vitamin C, A: Các loại như cam, quýt, bưởi, ổi, dưa gang, đu đủ giúp hỗ trợ quá trình đông máu và tăng cường sức đề kháng.
  • Thực phẩm lỏng, mềm: Các món như cháo loãng, súp đều dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe tổng thể.
  • Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và mắt, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ra, để tình trạng xuất huyết kết mạc mau hết, bạn nên tránh tiêu thụ những thực phẩm như:

  • Thức ăn cay nóng, kích thích: Những loại này có thể làm tăng tình trạng kích ứng và viêm nhiễm.
  • Thực phẩm nhiều protein: Trứng, thịt đỏ vốn khó tiêu hóa và có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Đồ uống có cồn và chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, trà có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Việc tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện tình trạng một cách hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.

Nên làm gì để phòng ngừa xuất huyết kết mạc?

Phòng ngừa xuất huyết kết mạc không khó nhưng cần có sự chủ động thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố rủi ro. Nếu bạn có nguy cơ cao bị xuất huyết kết mạc, điều bạn nên làm là:

  • Vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước sạch và không sử dụng kính áp tròng khi không cần thiết sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương mắt.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết giúp duy trì sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ xuất huyết.
  • Sử dụng kính bảo vệ: Đeo kính khi làm việc trong môi trường có nguy cơ cao như hàn xì, xây dựng để bảo vệ mắt khỏi tổn thương.
  • Kiểm tra và điều trị huyết áp: Đối với người bị tăng huyết áp, việc kiểm soát huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ xuất huyết.
  • Theo dõi tình trạng đông máu: Nếu có rối loạn đông máu, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kiểm tra định kỳ.
  • Quản lý thuốc chống đông máu: Nếu đang sử dụng thuốc như aspirin, warfarin, cần trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều hoặc thay đổi phương pháp điều trị khi cần thiết.

Nhờ việc thay đổi lối sống và kiểm soát bệnh lý nền, bạn có thể giảm nguy cơ xuất huyết kết mạc và bảo vệ sức khỏe mắt một cách hiệu quả.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Việc nhận biết các dấu hiệu cần thiết để gặp bác sĩ không chỉ giúp xử lý kịp thời mà còn ngăn ngừa biến chứng có thể gây hại đến đôi mắt và sức khỏe tổng thể của bạn.

Các dấu hiệu khẩn cấp

  • Đau mắt nghiêm trọng: Nếu xuất hiện đau mắt kèm theo xuất huyết, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn và cần sự can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Mất thị lực: Nếu thị lực bị giảm, mắt bị mờ hoặc có bất kỳ thay đổi nào, cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Xuất huyết kéo dài hoặc tái phát: Nếu xuất huyết không giảm sau 1-2 tuần hoặc tái phát nhiều lần, cần được kiểm tra để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Nên tái khám đinh kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa

Tầm quan trọng của thăm khám định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể, từ đó sớm phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời.

Đối với những người mắc bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, việc thăm khám định kỳ cũng sẽ giúp kiểm soát tình trạng và giảm nguy cơ xuất huyết.

Bạn có thể lựac chọn các cơ sở y tế như Hikari Eye Care với quy trình thăm khám và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên, bác sĩ chuyên môn cao, giúp mang lại sự trải nghiệm dịch vụ chăm sóc mắt tốt nhất cho bệnh nhân.

Việc thăm khám định kỳ không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt, ngăn ngừa biến chứng và giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Xuất huyết kết mạc là một tình trạng thường gặp và hầu như không gây nguy hiểm nếu được quản lý và điều trị đúng cách. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giúp bạn đối phó hiệu quả và giảm thiểu lo lắng. Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi lối sống và kiểm soát các bệnh lý nền cũng là yếu tố quyết định giúp phòng ngừa tái phát. Hơn nữa, việc thăm khám định kỳ, đặc biệt là tại các cơ sở y tế uy tín như Hikari Eye Care, cũng giúp bảo vệ sức khỏe mắt toàn diện và tối ưu hóa quá trình điều trị. Đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe mắt, hãy luôn quan tâm và bảo vệ chúng một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo bài viết: