Làm Gì Khi Bị Sưng Mi Mắt

Home / Bệnh lý / Làm Gì Khi Bị Sưng Mi Mắt

Làm Gì Khi Bị Sưng Mi Mắt

Sưng mi mắt xảy ra khi có sự viêm nhiễm hoặc tụ dịch trong các mô liên kết của mi mắt. Sưng mi mắt có thể không đau hoặc đau và có thể sưng ở cả mi trên và dưới.

Có nhiều nguyên nhân có thể làm sưng mắt bao gồm nhiễm trùng, chấn thương và thường gặp nhất là dị ứng. Sưng mi mắt cũng có thể liên quan tới một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như viêm nội nhãn, bệnh Graves hoặc nhiễm herpes.

Triệu chứng của sưng mi mắt

Mi mắt sưng có thể kết hợp với các triệu chứng khác như:
– Khó chịu mắt, cảm giác ngứa và cộm
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Chảy nước mắt
– Tầm nhìn bị hạn chế
– Đỏ mắt
– Đổ ghèn
Khô mắt
– Đau mắt, đặc trưng khi sưng mi mắt do nhiễm trùng

Một số triệu chứng thường gặp

– Ngứa mắt: thường là kết quả của sưng mi mắt do dị ứng. Các nguyên nhân gây dị ứng thường là phấn hoa, bụi, lông động vật,… gây phản ứng quá mẫn, khiến cơ thể tiết ra histamines làm mi mắt ngứa, đỏ và sưng.

– Nhạy cảm ánh sáng: mắt sẽ nhạy cảm khi nhìn trực tiếp vào các nguồn sáng chói như ánh mặt trời, ánh đèn,… khiến bạn luôn muốn nhíu mắt lại. Một số trường hợp có thể gây nhức đầu.

– Chảy nước mắt: việc ngứa và khó chịu ở mắt khiến mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn, gây chảy nước mắt.

– Đỏ mắt: đỏ mắt hoặc có những chấm xuất huyết nhỏ rất thường gặp khi bị sưng mi mắt.

– Đổ ghèn: mắt sẽ có thể tiết ghèn nhiều hơn khi bị sưng. Ghèn có thể khô hoặc ướt tuỳ thuộc vào lượng dịch tiết đi kèm.

– Khô mắt: xảy ra do thiếu hụt mạn tính các chất tiết bôi trơn và làm ẩm bề mặt nhãn cầu.

– Đau mắt: thường kết hợp với mờ mắt, đỏ mắt. Đau có thể xảy ra ở vị trí trước, trong hoặc sau mắt.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu tình trạng sưng mi mắt không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Ths. Bs. Nguyễn Thị Thu Hương – Tổng Hợp

 

 

Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Tại đây
Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, điều gì bạn nên biết? >> Tại đây
Những Điều Cần Biết Về Chứng Sụp Mi >> Tại đây
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Tại đây
Vai Trò Của Vitamin E Và Kẽm Trong Dinh Dưỡng Mắt >> Tại đây
Vitamin A Và Beta Carotene Có Lợi Gì Cho Mắt? >> Tại Đây
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Tại đây