Bệnh tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt cao hơn bình thường do áp suất của thủy dịch tăng cao. Bệnh tăng nhãn áp là bệnh lý về mắt thường gặp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất thị lực vĩnh viễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh có tác động rất lớn đến sức khỏe của người bệnh và cả cộng đồng. Cùng Hikari tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất và các phương pháp điều trị, phòng tránh căn bệnh này nhé!

Bệnh tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn) là thuật ngữ y học chỉ áp lực của thủy dịch bên trong mắt tăng cao hơn mức bình thường.

Tăng nhãn áp là thuật ngữ y học chỉ áp lực của thủy dịch bên trong mắt tăng cao hơn mức bình thường

Đôi mắt liên tục tạo ra chất lỏng (thủy dịch) và chứa đầy chúng trong khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt.

Đối với người bình thường, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh áp lực nội nhãn.

Khi thủy dịch mới được tạo ra, một lượng thủy dịch cũ tương đương sẽ chảy ra khỏi mắt.

Nếu thủy dịch cũ không thoát ra kịp thời sẽ gây nên tình trạng tăng nhãn áp. 

Áp suất của mắt được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg).

Thông thường, chỉ số áp suất của mắt sẽ dao động từ 10 – 21 mmHg, nếu cao hơn ở một hoặc hai bên mắt thì nguy cơ cao bạn đã bị bệnh tăng nhãn áp.

Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không

Tăng nhãn áp là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có cách để chữa trị hoàn toàn căn bệnh này và những thương tổn về mắt do bệnh gây ra cũng không thể được hồi phục lại như ban đầu.

Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh thị giác và dự phòng trước các biến chứng nguy hiểm gây mất thị lực.

Sự khác biệt giữa tăng nhãn áp và bệnh Glocom (Glaucoma – Thiên đầu thống) là gì?

Bệnh tăng nhãn áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma.

Theo các chuyên gia, khi áp suất nội nhãn tăng quá cao sẽ dễ gây tổn thương dây thần kinh thị giác và làm suy giảm thị lực.

Và một vài các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra việc giảm áp lực đồng tử có thể ngăn chặn tình trạng mất thị lực do bệnh Glaucoma gây ra.

Nhưng không phải ai bị tăng nhãn áp cũng sẽ mắc bệnh Glaucoma.

Việc bệnh tăng nhãn áp có dẫn đến bệnh Glaucoma hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ áp suất mà dây thần kinh thị giác có thể xử lý và mức độ này sẽ khác nhau đối với mỗi người. 

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Cơ thể của bạn có cơ chế tự động điều chỉnh áp suất của mắt.

Nhưng một số thay đổi nhất định bên trong mắt có thể ảnh hưởng đến áp lực nội nhãn, khiến áp suất tăng nhanh hơn mức cơ thể của bạn có thể điều chỉnh.

Một số nguyên gây nên tình trạng tăng nhãn áp ở mắt là:

  • Mắt tiết ra quá nhiều chất lỏng (thủy dịch).
  • Góc thoát thủy dịch bị chặn, gây ứ đọng thủy dịch trong mắt.
  • Mắt bị chấn thương.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa thành phần steroid.
  • Ung thư ở mắt khiến ngăn cản góc thoát thủy dịch.

Đối tượng có nguy cơ bị tăng nhãn áp

Ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh tăng nhãn áp. 

Nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, bao gồm:

  • Những người có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
  • Những người trên 40 tuổi
  • Phụ nữ sau thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Những người sử dụng thuốc có chứa thành phần steroic trong thời gian dài.
  • Những người bị cận thị nặng.
  • Những người từng bị chấn thương ở mắt hoặc từng phẫu thuật mắt.
  • Những người có giác mạc mỏng.
  • Những người mắc hội chứng phân tán sắc tốhội chứng giả bong bao ở mắt.

Dấu hiệu tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương đến mức ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Bệnh nhân thường sẽ không biết mình bị tăng nhãn áp cho đến khi được các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán khi đi khám mắt.

Đó là lý do tại sao việc kiểm tra định kỳ mắt là điều quan trọng.

hãy đi khám bác sĩ đẻ được điều trị kịp thời khi mắt có triệu chứng như đau mắt dữ dội

Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời khi mắt có các triệu chứng như:

  • Những thay đổi trong trầm nhìn
  • Đau mắt 
  • Đau đầu dữ dội
  • Mất thị lực đột ngột
  • Nhìn thấy những vật bay lơ lửng – vẩn đục dịch kính.
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh.

Biến chứng tăng nhãn áp 

Các nghiên cứu cho thấy khi mắt bị tăng nhãn áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma.

Ngoài ra, khi áp suất nhãn áp quá cao, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây suy giảm thị lực.

Trường hợp năng hơn sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán tăng nhãn áp

Việc khám mắt định kỳ là phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp.

Khi nghi ngờ bạn bị bệnh tăng nhãn áp, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như:

Pachymetry

Là một xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn để đo dộ dày của giác mạc. 

Là một xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn để đo dộ dày của giác mạc. 

Với phương pháp này, bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về chỉ số áp suất trong mắt (IOP) của bạn.

Thời gian tiến hành chỉ diễn ra trong vòng một phút để đo cả hai mắt.

Tonometry

Đây là phương pháp đo áp suất trong mắt bằng cách làm phẳng giác mạc của bạn 

Đây là phương pháp đo áp suất trong mắt bằng cách làm phẳng giác mạc của bạn 

Có 2 cách để thực hiện phương pháp Tonometry, bao gồm:

Sử dụng máy đo trọng lượng 

Khi tiến hành, mắt của bệnh nhân sẽ được làm tê bằng thuốc nhỏ mắt.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị hình dạng bút chì và nhẹ nhàng nhấn bên ngoài nhãn cầu của bạn.

Cách này sẽ cho bác sĩ bác giác mạc của bạn đẩy lùi tốt như thế nào.

Thổi phồng không khí

Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ để thổi một luồng không khí nhẹ lên mắt trong khi bạn nhìn vào ánh sáng.

Việc này sẽ giúp đo áp lực nội nhãn của bạn 

Phương pháp Tonometry chỉ kéo dài trong vài dây và không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Đo thị trường của mắt

Bệnh nhân sẽ được sẽ sử dụng máy đo trường thị giác tự động để xác định:

  • Mức độ mà mắt có thể nhìn thấy được trong tầm nhìn ngoại vi mà không cần di chuyển nhãn cầu.
  • Tầm nhìn nhạy cảm như thế nào trong cac phần khác nhau của trường thị giác.

Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh tăng nhãn áp 

Nếu nguy cơ tăng nhãn áp thấp, thử nghiệm chỉ thực hiện 1 năm/lần.

Ngược lại, nếu mắt có nguy cơ tăng nhãn áp cao, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiến hành đo thị trường của mắt thường xuyên sau 2 tháng.

Chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT)

Đây là phương pháp xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn.

Máy OCT là thiết bị sử dụng sóng ánh sáng để chụp mặt cắt ngang của võng mạc.

Từ đó, bác sĩ có thể nhìn thấy từng lớp riêng biệt của võng mạc, lập bản đồ và đo dộ dày của từng lớp võng mạc.

Phát hiện sớm những sự đổi của các dây thần kinh thị giác do bệnh tăng nhãn áp gây ra.

Kết quả chẩn đoán nhãn áp cần quan tâm

  • Đối với người bình thường, áp suất trong mắt sẽ dao dộng từ 10 – 21 mmHg. Nếu lớn hơn 21 mmHg thì mắt có nguy cơ bị tăng nhãn áp.
  • Nhãn áp dao động trong khoảng 26 – 27 mmHg, bạn sẽ được kiểm tra lại sau 2 – 3 tuần kể từ lần khám đầu tiên. Trong lần khám thứ 2, nếu chỉ số áp suất vẫn nằm trong khoảng 3 mmHg so với lần khám đầu tiên, lần khám tiếp theo sẽ từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu áp suất thấp hơn so với lần khám thứ 2, bác sĩ sẽ yêu cầu các lần khám tiếp theo dài hơn. 
  • Chỉ số áp suất trong mắt từ 22 – 25 mmHg, bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra lại sau 2 – 3 tháng. Ở lần khám thứ 2, nếu chỉ số áp suất vẫn nằm trong khoảng 3 mmHg so với lần khám đầu tiên, lần khám tiếp theo sẽ tiến hành sau 6 tháng, bao gồm kiểm tra trường thị giác và thần kinh thị giác.
  • Nếu chỉ số áp suất từ 28 mmHg trở lên, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc. Tái khám sau 1 tháng để xác định mức độ hiệu quả của thuốc và đảm bảo thuốc không gây tác dụng phụ. Nếu có, nên tái khám 3 – 4 tháng/lần.

Nên tái khám đinh kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Nếu bạn cảm thấy đau mắt hoặc khó chịu ở mắt, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng mới, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm.

Phương pháp điều trị tăng nhãn áp

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bênh tăng nhãn áp, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.

Điều trị bệnh tăng nhãn áp sẽ bao gồm các phương pháp như:

Sử dụng thuốc

Trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị bệnh tăng nhãn áp, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để kiểm soát nhãn áp.

bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để kiểm soát nhãn áp

Nếu bệnh nhân thấy khó chịu hoặc bất tiện khi sử dụng thuốc, đừng tự ý ngưng thuốc trước khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Bệnh nhân sẽ được tư vấn về phương pháp điều trị khác nếu thấy không thoải mái hoặc bị tác dụng phụ của thuốc.

Phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia laser để tạo ra các lỗ nhỏ trên mống mắt hoặc vùng bè để thủy dịch thoát ra ngoài.

Nếu mắt của bệnh nhân không đáp ứng được thuốc, thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn phù hợp

Mỗi mắt sẽ được phẫu thuật tại mỗi thời điểm khác nhau tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu phẫu thuật bằng tia laser không hiệu quả, bác sĩ sẽ kiến nghị tiến hành phẫu thuật thường để thủy dịch chảy ra nhiều hơn.

Phương pháp phẫu thuật thường không được áp dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp vì các rủi ro của chúng mang lại cao hơn so với tình trạng của bệnh.

Tuy nhiên, nếu mắt của bệnh nhân không đáp ứng được thuốc, thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn phù hợp.

Phòng ngừa tăng nhãn áp

Do bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng cụ thể nên khoảng một nửa số người bị bệnh không biết tình trạng bệnh của mình.

Để ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp, bạn cần:

Khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ mắt, giúp phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp và ngừa suy giảm thị lực. Bạn nên khám mắt định kỳ:

  • 1 – 3 năm: Đối với những người có nguy cơ cao sau 35 tuổi.
  • 2 – 4 năm: Đối với người trước 40 tuổi.
  • 1 – 3 năm: Đối với người có độ tuổi nằm trong khoảng 40 – 54 tuổi.
  • 1 – 2 năm: Đối với người có độ tuổi nằm trong khoảng 55 – 64 tuổi.
  • 6 – 12 tháng: Đối với người sau 65 tuổi.

Nên tái khám đinh kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa

Đeo kính bảo vệ mắt

Một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp là do mắt bị chấn thương.

Do đó, bạn cần đeo kính bảo hộ khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Sử dụng thuốc nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ

Một trong những nguyên nhân khiến mắt bị mất thị lực bởi bệnh tăng nhãn áp là do không sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vì vậy, đừng tự ý ngưng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ nhãn khoa.

Bên cạnh đó, bạn có thể bảo vệ mắt khỏi bệnh tăng nhán áp bằng cách:

  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt.
  • Cho mắt thời gian nghỉ ngơi sau khi tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử theo quy tắc 20 – 20 – 20.
  • Cần cẩn trọng khi đeo kính áp tròng, tránh để nhiễm trùng mắt.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Tập luyện các bài tập cho mắt khỏe mạnh.
  • Tránh để mức cholesterol lượng đường trong máu tăng cao.
  • Hạn chế để cơ thể căng thẳng, đảm bảo tâm lý được thư giãn.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh tăng nhãn áp, các phương điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Nếu bạn có thắc mắc liên quan tới bệnh tăng nhãn áp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ tới Hikari Eye Care để được tư vấn và thăm khám.

Source:

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24552-eye-intraocular-pressure#when-to-call-the-doctor

https://www.webmd.com/eye-health/occular-hypertension

https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-ocular-hypertension

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9457459/