Mắt đổ ghèn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mắt đổ ghèn là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi lượng ghèn đổ quá nhiều và liên tục thì đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý về mắt. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp bạn giảm bớt khó chịu và giúp đôi mắt khoẻ mạnh trở lại. Cùng Hikari tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây nhé.

Ghèn mắt là gì?

Ghèn mắt hay gỉ mắt là chất nhầy đến từ màng nước mắt của bạn.

Chúng được tiết ra để làm sạch chất bẩn và giữ ẩm cho mắt trong khi ngủ.

Ghèn mắt được tiết ra để làm sạch chất bẩn và giữ ẩm cho mắt trong khi ngủ

Ghèn mắt bình thường sẽ có màu trắng hoặc màu kem nhạt.

Chúng có thể ướt và dính hoặc khô và đóng vảy, tùy thuộc vào lượng nước đã bay hơi trong gỉ mắt. 

Tại sao mắt đổ ghèn?

Do khi ngủ không chớp mắt, nước mắt tích tụ và đóng vảy ở khóe mắt, đôi khi là dọc theo mi mắt, khiến ghèn mắt được hình thành. 

Khi nào cần gặp bác sĩ

Một chút ghèn ở khóe mắt vào buổi sáng là bình thường.

Tuy nhiên, nếu mắt đổ ghèn nhiều và liên tục, kèm theo các triệu chứng dưới đây thì rất có thể mắt bạn đang bị viêm nhiễm hoặc gặp các bệnh lý về mắt.

Một vài triệu chứng thường gặp như:

  • Mắt đổ nhiều ghèn.
  • Gỉ mắt có màu vàng đậm, xanh lục.
  • Hai mí mắt dính lại với nhau.
  • Đau, đỏ và sưng bên trong hoặc xung quanh mắt.
  • Mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng

7 nguyên nhân chính khiến mắt đổ nhiều ghèn

Có nhiều nguyên nhân khiến mắt đổ nhiều ghèn, bao gồm:

1. Khô mắt

Khi mắt không tiết đủ chất nhầy để làm ẩm, khả năng bôi trơn của mắt sẽ giảm, gây ra hiện tượng khó chịu và mắt đổ nhiều ghèn hơn.

Đây là hệ quả khi mắt tiết thêm chất nhầy để làm giảm tình trạng khô mắt.

Khô mắt gây nóng rát, đỏ và cộm mắt

Ngoài ra, các triệu chứng khác đi kèm khi mắt bị khô bao gồm:

2. Viêm kết mạc

Mắt đổ ghèn là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ.

Đây là trình trạng mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm màng bao phủ lòng trắng của mắt.

Ngoài ngứa, cộm, khó chịu và đỏ mắt, viêm kết mạc thường đi kèm với gỉ mắt màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây, nằm dọc theo mi mắt khi bạn ngủ.

Có 3 loại viêm kết mạc:

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Gỉ mắt đặc giống mủ và thường có màu vàng, xanh lục hoặc xám.

Thông thường, gỉ mắt sẽ khiến 2 mí bị dán chặt hoàn toàn khi thức dậy vào buổi sáng.

Bệnh có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm kết mạc dị ứng

Xảy ra khi người bệnh tiếp xúc các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông, bụi, các chất hóa học, mỹ phẩm, dung dịch kính áp tròng và thuốc nhỏ mắt.

Người bệnh viêm kết mạc dị ứng dễ bị chảy nước mắt ở cả 2 bên mắt và bệnh không lây cho người khác.

Viêm kết mạc do viruts

Ghèn mắt thường trong, màu vàng hoặc vàng nhạt và mắt chảy nhiều nước.

Bệnh rất dễ lây lan cho người khác và thường gây ra bởi virus cảm cúm hoặc virus herpes simplex.

3. Viêm bờ mi

Là một chứng rối loạn mãn tính của mí mắt, mô tả tình trạng viêm của nang lông mi.

Bệnh cũng được gây ra bởi lượng dầu được tiết ra bắt thường ở rìa trong của mí mắt, khiến hai mí dính với nhau sau khi bệnh nhân ngủ dậy.

Viêm bờ mi là một chứng rối loạn mãn tính của mí mắt, mô tả tình trạng viêm của nang lông mi

Một vài triệu chứng khi bị viêm bờ mi là:

  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Đóng vảy ở mí mắt.
  • Mủ mắt màu vàng hoặc xanh.
  • Gây khó chịu và đau đớn.

4. Tắc tuyến lệ khiến mắt đổ ghèn

Tuyến lệ là một bộ phận dùng để dẫn nước mắt.

Bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh, bé có thể tự khỏi sau 1 năm đầu đời.

Người trưởng thành bị tắc tuyến lệ thường do nhiễm trùng tuyến lệ, chấn thương hoặc có khối u trong mắt.

Khi tuyến lệ bị tắc gây ra hiện tượng ứ đọng nước mắt trong túi lệ với các triệu chứng:

  • Chảy nước mắt liên tục (ngay cả khi trẻ không khóc).
  • Mắt đổ ghèn vàng, đọng lại ở viền mí mắt và khiến lông mi dính vào nhau.
  • Mắt nhìn mờ.

5. Lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng tuyến dầu nhỏ bị tắc ở đáy mí mắt, thường do nang lông mi bị nhiễm trùng.

Lẹo mắt là tình trạng tuyến dầu nhỏ bị tắc ở đáy mí mắt, thường do nang lông mi bị nhiễm trùng

Người bệnh có biểu hiện mọc mụn nhọt ở viền mí mắt, gây đỏ mắt, sưng và đau.

Ngoài ra, mắt còn đổ nhiều ghèn vàng, mí mắt bị đóng vảy và khó chịu khi chớp mắt.

Bệnh lẹo mắt thường tự khỏi, người bệnh nên tránh nặn mủ để giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây lan sang các vùng khác.

6. Loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt gây ra vết loét hở trên giác mạc.

Do chấn thương mắt hoặc nhiễm trùng mắt không được điều trị gây ra. 

Nếu không được điều trị kịp thời, loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. 

Đau mắt, đỏ mắt, sưng mí mắt và chảy nước mắt nhiều là đặc điểm của loét giác mạc. 

7. Dị vật trong mắt

Khi có dị vật lọt vào mắt như bụi, hạt cát, chất hoá học,.. mắt sẽ tiết ra chất nhầy như một phản ứng bảo vệ tự nhiên.

Dị vật có thể gây tổn thương, trầy xước giác mạc. 

Tuy không phải chấn thương nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị sớm, vết xước có thể gây nhiễm trùng, viêm giác mạc.

Phương pháp điều trị khi mắt đổ ghèn nhiều

Chườm mắt bằng khăn ấm có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu, cũng như giúp loại bỏ ghèn ở mắt.

Nếu mí mắt của bạn bị dính vào nhau, cách tốt nhất để “bóc keo” mi mắt là làm ướt khăn mặt trong nước ấm rồi đắp lên mắt trong vài phút trước khi nhẹ nhàng lau sạch mắt.

Chườm mắt bằng khăn ấm giúp loại bỏ ghèn ở mắt

Một lượng nhỏ ghèn mắt là vô hại, nhưng nếu bạn nhận thấy những thay đổi về màu sắc, tần suất, độ đặc và số lượng của gỉ mắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác nhau: 

  • Do nhiễm trùng mắt: sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng vi-rút. 
  • Do mắt bị dị ứng: sử dụng thuốc nhỏ mắtthuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng.

Cách phòng ngừa hiện tượng mắt đổ ghèn

  • Không dùng chung máy rửa mặt, khăn tắm hoặc đồ trang điểm với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Đảm bảo khăn tắm và khăn trải giường được giặt thường xuyên và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Tạm ngưng đeo kính áp tròng khi mắt xuất hiện tình trạng đổ ghèn hoặc nhiễm trùng và chỉ đeo kính ít nhất một tuần sau khi các triệu chứng của bạn biến mất.
  • Lau nước mắt nhẹ nhàng và luôn lau từ khóe mắt (gần mũi) ra phía ngoài, đặc biệt là bạn cần phải chú ý vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh thật kỹ lưỡng.
  • Khi tẩy trang, hãy dùng một miếng bông mới cho mỗi mắt để tránh nguy cơ truyền nhiễm hai mắt vơi nhau.

Đối với những người hay gặp phải tình trạng mắt đổ ghèn, hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài bạn nên gặp đến bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán chính xác.

Source: 

Xem thêm bài viết khác: