Các bệnh về mắt thường gặp trong cuộc sống

Hầu hết mọi người đều sẽ gặp các vấn đề về mắt, một số bệnh có thể sẽ tự khỏi hoặc dễ điều trị tại nhà. Nhưng một số khác sẽ cần được chăm sóc bởi các chuyên gia nhãn khoa. Vậy đâu là các bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay và cách phòng tránh chúng là gì? Cùng Hikari tìm hiểu chúng qua bài viết này nhé!

Tổng quan các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt là những căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của mắt và bao gồm các bộ phận xung quanh mắt của bạn.

Những căn bệnh có thể cấp tính (có nghĩa là chúng phát triển nhanh chóng) hoặc mãn tính (có nghĩa là chúng phát triển chậm hơn và kéo dài).

Nhãn cầu của bạn là nơi xảy ra hầu hết các bệnh về mắt, nhưng đó không phải là nơi duy nhất. Các bệnh về mắt cũng bao gồm các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cơ mắt, hốc mắt, mí mắt hoặc da và cơ ngay xung quanh mắt của bạn.

Nhìn chung, các bệnh về mắt và rối loạn thị lực cực kỳ phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có hơn 2,2 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa.

Nguyên nhân khiến các bệnh về mắt phổ biến là do mắt của bạn không tồn tại tách biệt với các bộ phận còn lại của cơ thể. Do đó, khi những bộ phận này đang gặp vấn đề, mắt của bạn có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Các bệnh về mắt thường gặp trong cuộc sống

Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là vấn đề về mắt thường gặp nhất trên thế giới hiện nay. Chúng bao gồm các loại như:

  • Cận thị
  • Viễn thị
  • Loạn thị 
  • Lão thị xảy ra ở độ tuổi từ 40–50 (mất khả năng tập trung nhìn gần, không đọc được chữ trong sách, cần đưa báo ra xa mới nhìn rõ)

Tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng kính đeo mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. Viện Mắt Quốc gia tuyên bố rằng việc điều chỉnh khúc xạ thích hợp có thể cải thiện thị lực của 150 triệu người Mỹ.

Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực mà cận thị có thể mang lại cho trẻ

Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc, khi đó các mạch máu ở kết mạc dễ bị sưng lên và bị kích thích một cách dễ dàng.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi, bên cạnh đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm nên khi bị bệnh, bạn cần phải điều trị và cách ly ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.

Bệnh thường không gây các biến chứng nghiêm trọng và thời gian chữa bệnh sẽ tương đối nhanh, bạn chỉ cần mất một tuần để mắt hồi phục lại bình thường.

Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa

Thoái hóa điểm vàng do tuổi

Là một trong những nguyên nhân chính gây mất thị lực ở người lớn tuổi, bệnh có thể gây thoái hóa hoàng điểm và ảnh hưởng đến thị lực trung tâm. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đọc sách, lái xe hoặc nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi (AMD) được phân loại thành hai thể: thể khô và thể ướt. Trong đó, thể khô phổ biến hơn và chiếm 85 – 90% các trường hợp thoái hoá hoàng điểm. Bệnh AMD thể khô thường tiến triển chậm và có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Đối với bệnh AMD thể ướt, nguyên nhân gây bệnh là do các mạch máu phát triển bất thường ở phía sau mắt và làm tổn thương điểm vàng, khiến người bệnh bị mất thị lực nhanh chóng.

Bệnh khiến bệnh bị mất đân thị lực trung tâm, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thị lực ngoại vi

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể của mắt bị đục. Bệnh được cho là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 51 triệu người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Phẫu thuật loại bỏ đục thủy tinh thể là một trong những phương pháp điều trị đã được áp dụng rộng rãi ngày nay.

Tuy nhiên, các rào cản như bảo hiểm, chi phí điều trị, sự lựa chọn của bệnh nhân hoặc thiếu kiến thức về bệnh đã ngăn cản nhiều người nhận được phương pháp điều trị phù hợp. 

Đục thủy tinh thể gây ra các tình trạng như mờ mắt, suy giảm thị lực,

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh, các mạch máu của võng mạc, lớp mô nhạy cảm ánh sáng ở mặt sau mắt, bị tổn thương dần theo thời gian và ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể tiến triển qua bốn giai đoạn:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh nhẹ (xảy ra những vùng sưng nhỏ gọi là vi phình mạch)
  • Bệnh võng mạc không tăng sinh vừa phải (tắc nghẽn ở một số mạch võng mạc)
  • Bệnh võng mạc không tăng sinh nghiêm trọng (nhiều mạch máu bị tắc nghẽn hơn, dẫn đến các mạch máu mới phát triển)
  • Bệnh võng mạc tăng sinh (giai đoạn bệnh tiến triển nặng nhất)

Các biến chứng của bệnh có thể được giảm bớt thông qua việc kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol. Việc chẩn đoán sớm bệnh võng mạc tiểu đường và ​​điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mất thị lực. 

Tuy nhiên, ước tính có đến 50% bệnh nhân không đi khám mắt hoặc được chẩn đoán quá muộn để việc điều trị có hiệu quả.

Theo báo cáo của bệnh viện Mắt Quốc gia cho thấy, năm 2022, bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 31,5% tổng số ca mù lòa.

Glaucoma

Glaucoma là một nhóm bệnh có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt và dẫn đến giảm thị lực và gây mù lòa. Bệnh xảy ra khi áp suất chất lỏng bên trong mắt tăng lên từ từ. 

Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy bệnh glaucoma có thể xảy ra khi áp suất trong mắt bình thường. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể bảo vệ mắt khỏi tình trạng mất thị lực nghiêm trọng.

Có hai loại glaucoma chính: bệnh glaucoma góc mở và bệnh glaucoma góc đóng.

Bệnh glaucoma góc mở là bệnh mãn tính và có thể tiến triển chậm trong một thời gian dài. Thông thường những người mắc bệnh glaucoma sẽ không nhận thấy mắt bị giảm thị lực cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Đây là lý do tại sao bệnh glaucoma được gọi là “kẻ trộm thị lực thầm lặng”.

Với loại glaucoma đóng góc, chúng có thể xuất hiện đột ngột, gây đau đớn cho bệnh nhân và khiến họ bị mất thị lực nhanh chóng. Tuy nhiên, khác với góc mở, cảm giác đau và khó chịu đó sẽ khiến bệnh nhân phải tìm đến các cơ sở chăm sóc y tế trước khi mắt bị mất thị lực vĩnh viễn.

Nhược thị 

Nhược thị, còn được gọi là “mắt lười”, là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở trẻ em. Khi bị nhược thị, thị lực ở một mắt bị giảm do mắt và não không hoạt động bình thường. Tuy hình dạng bên ngoài mắt trông có vẻ bình thường nhưng chúng sẽ không được sử dụng bình thường vì não đang thiên về mắt còn lại.

Nhược thị, còn được gọi là mắt lười, là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở trẻ em.

Các tình trạng dẫn đến nhược thị bao gồm:

  • Lác, mất cân bằng vị trí của hai mắt
  • Bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị ở một mắt so với mắt kia
  • Các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể

Trừ khi được điều trị thành công khi còn nhỏ, nhược thị thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực một mắt vĩnh viễn ở trẻ em, thanh niên và người trung niên. Ước tính có khoảng 2 – 3% dân số thế giới bị nhược thị. 

Các triệu chứng khi bạn mắc các bệnh về mắt

Tùy theo từng loại bệnh mà bạn có thể gặp những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, bạn có thể chia các triệu chứng của các bệnh về mắt thành những loại như:

  • Các triệu chứng bạn có thể cảm nhận được, bao gồm đau mắt, kích ứng, mỏi mắt hoặc căng thẳng.
  • Có sự thay đổi trong các chức năng của mắt bao gồm chảy nước mắt và khó kiểm soát cách bạn chớp mắt.
  • Ngoại hình của đôi mắt có sự thay đổi như lòng trắng của mắt bị vàng (vàng củng mạc), mắt đỏ và đồng tử quá hẹp.
  • Có sự thay đổi trong cách chuyển động hoặc căn chỉnh của mắt như bệnh mắt lác hoặc mắt tường.
  • Những thay đổi trong cách bạn nhìn thấy như nhìn đôi, mờ mắt hoặc nhìn đường hầm.

Những nguyên nhân gây các bệnh về mắt

Các bệnh về mắt có thể xảy ra vì rất nhiều lý do, có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng nhìn chung những nguyên nhân gây các bệnh về mắt sẽ bao gồm:

Di truyền

DNA của bạn đóng góp một phần quan trọng trong cách mắt bạn phát triển và hoạt động, và khi DNA bị thay đổi, chúng có thể gây ra nhiều bệnh liên quan mắt. Bệnh mù màu là một ví dụ của bệnh di truyền về mắt.

Có sự thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển đôi mắt

Những sự khác biệt này có thể bắt đầu từ khi bạn còn là một bào thai đang phát triển hoặc tại một thời điểm nào đó trong thời thơ ấu của bạn.

Yếu tố môi trường

Một số bệnh về mắt có thể tiến triển do những yếu tố môi trường xung quanh bạn gây ra. Như việc tiếp xúc với tia cực tím, sự chệnh lệch về độ ẩm và nhiệt độ, bụi hoặc các hạt trong không khí và nhiều yếu tố khác có thể là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về mắt.

Bệnh truyền nhiễm

Nhiều loại vi trùng, vi khuẩn (mầm bệnh) có thể gây ra các bệnh về mắt. Mắt bạn có thể bị lây nhiễm trực tiếp hoặc lây lan từ nơi khác trong cơ thể bạn khi bạn đang bị bệnh.

Các bệnh mãn tính khác

Đôi mắt của bạn dễ bị tổn thương trước nhiều căn bệnh có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2 và một số loại bệnh tuyến giáp.

Chấn thương mắt trước đó

Một số sự kiện gây tổn thương mắt có thể khiến bạn dễ mắc một số bệnh hoặc vấn đề về mắt.

Nguyên nhân vô căn

“Nguyên nhân vô căn” là thuật ngữ trong y học với ý nghĩa là không thể xác định rõ nguyên nhân. Thường được dùng cho những căn bệnh không có nguyên nhân nào mà các chuyên gia có thể xác định được (mặc dù điều này đôi khi có thể thay đổi theo thời gian).

Các chẩn đoán các bệnh về mắt

Các bác sĩ nhãn khoa hoặc các chuyên gia chăm sóc mắt có thể chẩn đoán các bệnh về mắt bằng cách sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất để chẩn đoán các bệnh này là khám mắt. Việc khám mắt có thể được thực hiện định kỳ và diễn ra từ một đến hai năm một lần giống như kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Bạn sẽ được các bác sĩ nhãn khoa khám mắt bằng slit lamp

Khi bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh về mắt, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn khám chuyên sâu hơn như:

  • Đo độ giãn đồng tử và khám bằng đèn khe.
  • Chụp mạch huỳnh quang.
  • Tonometry.
  • Chụp hình ảnh võng mạc.
  • Chụp hình ảnh bản đồ giác mạc.
  • Chụp cắt lớp mạch lạc quang học.

Bên cạnh đó, nhiều xét nghiệm khác không dành riêng cho mắt cũng có thể giúp ích cho việc khám mắt và xác định nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm DNA và di truyền.
  • Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Các xét nghiệm thần kinh như điện não đồ (EEG), phân tích hoạt động của não.

Các phương pháp điều trị

Tật khúc xạ là một số bệnh về mắt phổ biến nhất. Chúng cũng thường dễ điều trị bằng cách sử dụng các loại kính giúp điều chỉnh tiêu cự như kính mắt hoặc kính áp tròng để cải thiện thị lực

Các phương pháp điều trị phổ biến khác cho bệnh về mắt sẽ bao gồm:

Do mỗi căn bệnh về mắt sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nên nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, hãy liên hệ tới các bác sĩ nhãn khoa hoặc các chuyên gia về mắt để có thể tìm được cách điều trị phù hợp và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cách phòng tránh các bệnh về mắt

Sẽ có một số bệnh về mắt bạn có thể phòng ngừa được hoặc ít nhất bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh khác. Nhưng sẽ có nhiều bệnh về mắt diễn ra mà không thể đoán trước được, khiến cho việc phòng tránh hoặc giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh là bất khả thi.

Tuy nhiên, sẽ có một số biện pháp chúng mà bạn có thể thực hiện để giúp duy trì sức khỏe của mắt bao gồm:

Đi khám mắt định kỳ

Tất cả mọi người, ngay cả những người không bị tật khúc xạ, cũng nên đi khám mắt ít nhất một đến hai năm một lần (hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về mắt).

Đeo kính bảo vệ hộ

Các chấn thương ở mắt, mặt hoặc đầu có thể gây ra các vấn đề và tổn thương mắt vĩnh viễn. Do đó việc đeo kính bảo vệ hộ khi tham gia các hoạt động mạnh có thể ngăn ngừa thương tích ở mắt hoặc ít nhất có làm cho các chứng thương bớt nghiêm trọng hơn.

Để có thể phòng ngừa giác mạc bị trầy xước, bạn nên đeo kính bảo hộ khi đang làm việc với máy móc

Tránh sử dụng nicotin

Hút thuốc, vaping và sử dụng thuốc lá không khói đều có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của bạn, đặc biệt là các mạch máu cung cấp máu và dinh dưỡng cho mắt bạn.

Ngoài ra, khi thấy mắt có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có các triệu chứng như mất thị đột ngột, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Tránh để những tình trạng này diễn ra quá lâu vì chúng có thể gây tổn thương lâu dài hoặc các biến chứng khác cho mắt

Đảm bảo bạn cung cung cho mắt đủ chất dinh dưỡng, hãy ăn nhiều những thực phẩm tốt cho mắt và duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể.

Việc bổ sung kiến thức về các bệnh về mắt là rất quan trong vì chúng có thể giúp bạn nhận thức được những tình trạng mắt đang gặp phải. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc các bệnh về mắt, hãy liên hệ ngay tới trung tâm Hikari Eye Care để được thăm khám và diều trị bởi các chuyên gia và bác sĩ nhãn khoa hàng đầu trong nước. Từ đó, giúp tránh được các nguy cơ và biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Nguồn tham khảo bài viết: