Nếu bạn có những mảng màu vàng gập ghềnh ở góc trong của mí mắt hoặc xung quanh mắt, bạn có thể đang mắc bệnh u vàng ở mắt. Tuy không gây hại nhưng đó có thể dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp nguy cơ về sức khỏe tim mạch. Hãy cùng Hikari tìm hiểu về bệnh u vàng ở mắt và cách điều trị chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Bệnh u vàng mi mắt là gì?
Bệnh u vàng mi mắt (Xanthelasma) là những khối u hoặc mảng bám màu vàng mềm hoặc chắc, có kích thước nhỏ chỉ từ vài milimet đến vài centimet xuất hiện trên hoặc ở khóe mí mắt cạnh mũi của bạn. Chúng được hình thành do cholesterol tích tụ dưới da.
Bệnh u vàng ở mắt thường không gây hại và ít ảnh hưởng đến thị lực, tuy nhiên nếu u lớn có thể che khuất tầm nhìn của bạn và làm sụp mí, gây mất thẩm mỹ.
Kích thước của những cục u này sẽ ít thay đổi hoặc phát triển rất chậm theo thời gian
Khi cơ thể xuất hiện u vàng mi mắt, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường.
- Mức cholesterol trong máu cao.
- Các vấn đề về tuyến giáp.
Ngoài ra, một số nghiên đã phát hiện ra rằng khi có u vàng mi mắt, bạn có thể sẽ gặp những tình trạng này trong tương lai:
- Bệnh tim
- Đau tim
- Xơ vữa động mạch (ngay cả khi mức cholesterol của bạn ở mức bình thường)
- Mỡ máu cao
Nguyên nhân gây bệnh u vàng mi mắt
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u vàng mi mắt vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ chính liên quan đến sự phát triển của bệnh u vàng mi mắt, bao gồm:
Mức cholesterol cao
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến u vàng ở mắt. Khi nồng độ cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol “xấu”), các chất béo này có thể tích tụ dưới da mí mắt, hình thành các mảng u vàng.
Di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc u vàng ở mắt. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em bạn bị u vàng ở mắt, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, các yếu tố khác như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì và hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị u vàng ở mắt, tuy nhiên sẽ có vài nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường, nếu:
- Bạn là phụ nữ
- Bạn ở độ tuổi từ 30 đến 50
- Bạn là người thường xuyên hút thuốc
- Bạn bị thừa cân hoặc béo phì
- Bạn bị cao huyết áp
- Tiền sử gia đình có cholesterol cao
- Bạn bị tiểu đường
- Bạn có nồng độ mỡ trong máu (bao gồm cả cholesterol) cao bất thường
Cách chuẩn đoán bệnh
Bác sĩ có thể biết bạn có đang bị u vàng mi mắt hay không bằng cách quan sát vùng da quanh mắt.
Nếu có những dấu hiệu của bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm:
- Máu để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu của bạn.
- Chức năng tuyến giáp để xem bạn có vấn đề về tuyến giáp hay không.
- Đường huyết để biết bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không.
- Chức năng gan để tìm hiểu xem bạn có bị bệnh gan hay không.
Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp cho từng nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh u vàng điều trị như thế nào?
U vàng mi mắt sẽ không tự khỏi, chúng giữ nguyên kích thước và nổi thêm những nốt mới theo thời gian. Nếu lo ngại về vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể đến bác sĩ để được hỗ trợ. Bác sĩ có thể thực hiện một trong các phương pháp sau:
- Làm mờ bằng thuốc: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Anh cho thấy thuốc statin simvastatin (Zocor) – thuốc điều trị cholesterol cao – cũng có thể điều trị bệnh xanthelasma.
- Liệu pháp đóng băng: Bác sĩ sẽ sử dụng nitơ lỏng hoặc các loại hóa chất lầm lạnh để đóng băng u vàng.
- Laser: Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp C02 phân đoạn, có thể tác động lên u vàng mà không gây hại đến những vùng xung quanh.
- Phẫu thuật
- Đốt điện
Những phương pháp điều trị này đều có tác dụng điều trị bệnh, tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị vài buổi để loại bỏ hoàn toàn u vàng.
Những khối u này thường quay trở lại sau khi loại bỏ, bất kể bạn áp dụng phương pháp điều trị nào. Bạn có thể tái phát bệnh khi nồng độ cholesterol trong cơ thể không được kiểm soát tốt.
Sau khi điều trị, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Sẹo
- Da bị đổi màu
- Lật mi mắt
Tùy theo phương pháp điều trị, thời gian hồi phục sau bệnh u vàng ở mắt sẽ từ 3 đến 4 ngày.
Một số tác dụng phụ sẽ hết sau vài ngày, tuy nhiên, đối với những tác dụng phụ khác như da bị đổi màu sẽ phải mất từ vài tháng trở lên.
Cách phòng ngừa bệnh u vàng mi mắt
Giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể là phương pháp tốt nhất giúp điều trị và phòng ngừa bệnh u vàng ở mắt.
Đối với một số người, những thay đổi trong chế độ ăn uống và lựa chọn lối sống có thể đủ để kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Để giảm cholesterol, bạn cần:
- Tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Tập thể dục ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần
- Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, có trong những thứ như bơ
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị mỡ máu statin hoặc một loại thuốc khác để giúp giảm cholesterol. Ngoài ra còn có một số biện pháp tự nhiên có thể có tác dụng nhưng hãy ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị thay thế cho bệnh mỡ máu cao.
Bệnh u vàng mi mắt thường không gây nguy hiểm, nhưng đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn với nồng độ mỡ trong cơ thể của bạn hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim. Nếu bạn thấy có dấu hiệu của bệnh ở những vùng quanh mắt, hãy liên hệ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tùy theo phương pháp điều trị bạn lựa chọn mà giá thành sẽ khác nhau.
Nguồn tham khảo bài viết
- 2024. Xanthelasma: Treatment, Causes, Photo, and More. https://www.healthline.com/health/xanthelasma#outlook.
- 2024. Xanthelasma: What It Is, Causes and Treatment. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23385-xanthelasma.