Mắt bị cườm nước (Glaucoma) có mổ được không?

Mắt bị cườm nước (Glaucoma) có mổ được không?

Cườm nước hay còn gọi là bệnh glocom được mệnh danh là “kẻ cướp thị lực thầm lặng”. Là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 ở nước ta, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể mà còn khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy mắt bị cườm nước có mổ được không? Chi phí mổ cườm nước ở mắt là bao nhiêu? Và cườm nước glaucoma có trị được không? Cùng Hikari xem qua bài viết dưới đây để giải đáp các mắc trên nhé.

Bệnh cườm nước có nguy hiểm không

Cườm nước là một bệnh lý về mắt, chúng gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác.

Hậu quả là bệnh nhân có nguy cơ bị mức thị lực vĩnh viễn.

Cườm nước là bệnh lý về mắt, chúng gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác

Nguy hiểm hơn nữa là bệnh nhân không thể hồi phục lại phần thị lực đã bị mất.

Vì vậy, mọi biện pháp ngay cả phẫu thuật cũng chỉ giúp bệnh nhân bảo tồn lại phần thị lực chưa mất.

Ngoài ra, bệnh nhân còn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh.

Chúng ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như:

Sinh hoạt hằng ngày

Cườm nước khiên bệnh nhân bị suy giảm thị lực.

Chúng ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày của bệnh nhân như đọc sách, lái xe, đi bộ,…

Sức khoẻ tổng thể

Bệnh cườm nước gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mắt, đau nhức mắt,..

Những triệu chứng này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và gây suy nhược cơ thể.

Bệnh cườm nước gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mắt, đau nhức mắt,..ẫu thuật Phaco được sử dụng với những người đang bị đục thủy tinh thể

Trạng thái tinh thần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh cườm nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần bệnh nhân.

Người bệnh có xu hướng sợ tham gia các hoạt động xã hội do thị lực bị suy giảm.

Cảm thấy khó chịu và bất tiện khi phải sử dụng thuốc nhỏ mắt mãn tính.

Bệnh nhân cảm thấy hoang mang và lo lắng mỗi khi được bác sĩ chuẩn đoán bệnh.

Và gánh nặng về kinh tế khi phải điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài.

Cườm nước có trị được không

Cườm nước là bệnh mãn tính nên không thể trị khỏi hoàn toàn.

Đồng thời cũng không thể hồi phục lại thị lực đã mât.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh cườm nước sẽ giúp bảo vệ chức năng thị lực còn lại của bệnh nhân và ngăn chặn tiến triển của bệnh trở nên tồi tệ thêm. 

Điều này sẽ sẽ giảm thiểu nguy cơ mù lòa cho bệnh nhân.

Vì vậy, bệnh cườm nước có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào quá trình điều trị của bạn.

Mắt bị cườm nước có mổ được không?

Hiện tại, bệnh cườm nước có ba phương pháp điều trị chính, trong đó có phương pháp phẫu thuật.

Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị bệnh cườm nước.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa phần bệnh nhân sẽ được kê thuốc tra và thuốc uống hạ nhãn áp.

Mổ cườm sẽ được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân. 

Hoặc vì một số lý do khác như điều kiện không cho phép bệnh nhân đi lại tái khám hay bệnh nhân gặp các biên chứng khác ở mắt.

Lúc này, phẫu thuật là phương án cuối cùng giúp bệnh nhân bảo tồn thị lực chưa bị bệnh cườm nước đánh cắp.

Các phương pháp mổ cườm nước phổ biến hiện nay

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp mổ cườm mắt phù hợp.

Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật cườm mắt phổ biến, bao gồm:

Mổ cườm nước bằng phương pháp cắt bè củng mạc

Là loại phẫu thuật phổ biến nhất cho bệnh cườm mắt.

Phương pháp này liên quan đến việc loại bỏ một phần nhỏ của mống mắt để thủy dịch chảy ra dễ dàng hơn.

Mổ cườm nước bằng Laser

Đây là phương pháp phẫu thẫu thuật không dùng dao kéo.

Bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào bè giác mạc của bệnh nhân, tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ để thủy dịch thoát ra ngoài.

Thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài trong khoảng 15 – 20 phút, mang lại hiệu quả cao và ít biến chứng.

Người bệnh sau khi mổ cườm nước bằng laser thì cần được theo dõi trong 2 – 5 năm tiếp theo, đề phòng trường hợp bệnh sẽ tái phát.

Bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào bè giác mạc của bệnh nhân, tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ để thủy dịch thoát ra ngoài

Mổ cườm nước bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch

Một chiếc ống silicon có chiều dài 1,3 cm sẽ được sử dụng làm ống thủy dịch và ghép vào mắt của bệnh nhân.

Mổ cườm nước bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch

Phương pháp này gây khó chịu cho bệnh nhân vì phải băng mắt.

Thời gian điều trị bệnh cườm mắt bằng phương pháp này thường kéo dài 6 – 8 tuần.

Chi phí mổ cườm nước ở mắt

Chi phí phẫu thuật bệnh cườm nước sẽ không cố định, chúng phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Phương pháp phẫu thuật.
  • Thời gian điều trị
  • Loại thuốc sử dụng
  • Số lần điều trị

Trung bình, chi phí cho một ca phẫu thuật cườm nước bằng phương pháp laser sẽ dao động từ 1 – 2 triệu đồng/mắt.

Đôi với phẫu thuật bằng phương pháp cắt bè, chi phí sẽ cao hơn từ 4 – 5 triệu đồng.

Theo dõi điều trị bệnh cườm nước (glaucoma) là rất quan trọng, vì chúng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Trong bài viết trên, Hikari đã chia sẻ về các ảnh hưởng của bệnh cườm nước đối với bệnh nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau, giải đáp các thắc mắc như mắt bị cườm có mổ được không và bệnh cườm nước có trị được không, các phương pháp và chi phí mổ cườm nước. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mắt hoặc các bệnh lý liên quan đến mắt như bệnh cườm nước, hãy liên hệ tới Hikari Eye Care để được thăm khám và điều trị.

Source:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7191398/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2813598/

https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/glaucoma/glaucoma-surgery

https://www.webmd.com/eye-health/need-glaucoma-surgery