Bệnh Cườm Nước Và Một Số Lưu Ý Phát Hiện Điều Trị – Glaucoma

Home / Bệnh lý / Bệnh Cườm Nước Và Một Số Lưu Ý Phát Hiện Điều Trị – Glaucoma

Bệnh Cườm Nước Và Một Số Lưu Ý Phát Hiện Điều Trị – Glaucoma

Hiện tại Trung tâm mắt Sài Gòn Hikari đang hỗ trợ việc thăm khám các bệnh lý về mắt. Một trong số các bệnh về mắt phổ biến đối với người trung niên trên 45 tuổi là bệnh Glaucoma hay tên thường gọi là cườm nước.

Bệnh cườm nước là gì?

Glaucoma ( cườm nước) là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Đặc điểm Lâm sàng của bệnh cườm nước

1. Glaucoma góc đóng nguyên phát

a. Triệu chứng cơ năng

  • Đau nhức: nhức đầu, nhức mắt
  • Nhìn mờ
  • Thấy quầng sáng nhiều màu sắc
  • Buồn nôn và nôn do kích thích dây X

b. Triệu chứng thực thể

  • Nhãn áp cao –> gây phù giác mạc. Giác mạc mờ, mất bóng, thị lực giảm.
  • Cương tụ rìa
  • Đồng tử giãn méo và mất phản xạ ánh sáng
  • Tiền phòng nông, thủy dịch vẩn đục nhẹ Tyndall (+)

2. Glaucoma góc mở nguyên phát

a. Triệu chứng cơ năng

  • Xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm, không đau
  • Thường xảy ra ở 2 mắt

b. Triệu chứng thực thể

  • Nhãn áp: Nhãn áp dao động, có thể tăng từng lúc
  • Soi đáy mắt và đo thị trường: rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh
  • Tổn hại gai thị: Lõm teo gai, mạch máu dạt về phía mũi. Tỷ lệ C/D 4/10
  • Soi góc tiền phòng: góc mở

Ai dễ mắc bệnh cườm nước – Glaucoma

  • Người trên 40 tuổi
  • Tiền phòng nông
  • Viễn thị
  • Cận thị nặng
  • Có tiền sử đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp
  • Có tiền sử gia đình mắc glaucoma
  • Người sử dụng steroid

bệnh cườm nước glaucoma là gì

Làm sao để phát hiện sớm: kiểm tra mắt định kỳ 2 lần / năm

  • Kiểm tra thị lực
  • Kiểm tra nhãn áp
  • Kiểm tra đáy mắt

Điều trị bệnh cườm nước – Glaucoma

Thông qua việc thăm khám nhãn khoa, bệnh cườm nước có thể phát hiện phát hiện và chẩn đoán sớm. Từ đó cơ hội ngăn chặn việc mất thị lực càng cao. Cách điều trị phụ thuộc vào loại bệnh và giai đoạn của bệnh. Cách điều trị phổ biến bao gồm: dung thuốc, phẫu thuật, hoặc bằng tia laser.

Phòng ngừa Bệnh cườm nước ở mắt – Glaucoma

Hiện không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp hiệu quả. Tuy nhiên thông qua việc chuẩn đoán và điều trị sớm, có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình tổn thương thần kinh thị giác. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.

Bs. CKI Nguyễn Thị Phương Hà – Tổng hợp

Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ >> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Những Điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Sự Oxy Hóa, Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Và Bệnh Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm