Lồi mắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng | Hikari

Lồi mắt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng | Hikari

Lồi mắt là sự nhô ra của nhãn cầu và có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tùy theo tình trạng của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hikari tìm hiểu về căn bệnh này là gì, nguyên nhân và triệu chứng của nó nhé.

Lồi mắt là gì?

Lồi mắt là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng nhãn cầu bị nhô ra khỏi hốc mắt, khiến mắt như bị phồng lên.

Mắt lồi có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên mắt.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của mắt lồi, chúng có thể gây ra các vấn đề như khô giác mạc hoặc viêm kết mạc.

Lồi mắt là sự nhô ra của nhãn cầu, khiến mắt như bị phồng lên

Nguyên nhân khiến mắt bị lồi có thể là do bẩm sinh, yếu tố di truyền hoặc các vấn đề liên quan tới bệnh lý về mắt và sức khỏe.

Bệnh mắt bị lồi có thể được cải thiện sau một khoảng thời gian dài, tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời mắt có thể tiếp tục phồng lên.

Các triệu chứng khi mắt bị lồi

Khi mắt bạn bị lồi, phần lòng trắng của mắt sẽ hiện rõ hơn.

Ngoài ra, nhãn cầu sẽ bị đẩy về phía trước ra khỏi hốc mắt và bạn sẽ không còn nhìn rõ lông mi. 

Các triệu chứng khác của mắt lồi bạn sẽ gặp phải bao gồm:

  • Mắt dễ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Xuất hiện tình trạng mỏi và khô mắt.
  • Khó cử động mắt và không thể nhắm mắt khi ngủ.
  • Xuất hiện tình trạng nhìn đôi.
  • Mí mắt sưng hoặc đỏ, thậm chí viêm nhiễm, đau nhức mắt.
  • Mất hoặc giảm thị lực đột ngột và nhanh chóng.
  • Khó tập trung quan sát mọi vật.

Mắt lồi khi đi kèm với các triệu chứng trên thì người bệnh cần nhanh chóng chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Không nên chủ quan về căn bệnh này vì nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nặng, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.

Các mức độ của bệnh mắt lồi

Mắt người Việt Nam có độ lồi trung bình là 12mm, nếu cao hơn, thì có nguy cơ bạn đã mắc bệnh.

Bệnh lồi mắt được phân chia thành 4 cấp độ khác nhau, mỗi mức độ tương ứng với độ lồi của mắt:

  • Mức 1 (13 – 16mm):  Mức độ lồi nhẹ.
  • Mức 2 (17 – 20mm):  Mức độ cảm thấy những triệu chứng như khô mắt, cảm giác mắt khó chịu, hoặc nhìn mờ.
  • Mức 3 (20 – 23mm):  Một phần giác mạc và mi mắt sẽ nhô ra khỏi khe mắt, khiến mắt như bị lồi ra khỏi hốc mắt.
  • Mức 4 (trên 24mm):  Mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh là toàn bộ giác mạc và mi mắt sẽ nhô ra khỏi khe mắt.

Độ lồi của mắt được đo bằng cách:

  • Quan sát từ phía trên trán xuống rồi so sánh độ mở khe mi.
  • Quay qua nhìn nghiêng so sánh đỉnh của giác mạc với cung lông mày
  • Sử dụng thước Hertel (thước đo độ lồi của mắt).

Sử dụng thước Hertel để đo độ lồi của mắt

Đo độ lồi của mắt rất quan trọng vì nó cung cấp những thông tin về tình trạng sức khỏe mắt của bạn.

Từ đó, bác sĩ có thể theo dõi sự thay đổi của mắt theo thời gian và đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

5 Nguyên nhân khiến mắt bị lồi

Xác định nguyên nhân là yếu tố quan trọng trong việc giảm tình trạng mắt bị lồi, một vài nguyên nhân chính là: 

  1. Bệnh Basedow
  2. Bệnh cường giáp
  3. Mắt bị viêm hoặc nhiễm trùng mắt
  4. Khối u ở mắt
  5. Các chấn thương ở mắt hoặc vùng mặt

Biến chứng của bệnh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mắt lồi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh mắt và suy giảm thị lực.

Ngoài ra, nếu mắt bị lồi được gây ra bởi một khối u ác tính, nó có thể lan rộng và gây nhiễm trùng hoặc các tổn thương khác.

Cách điều trị hiệu quả

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Điều trị căn bệnh gốc

Nếu mắt lồi là triệu chứng của các bệnh lý như bệnh Basedow, viêm giác mạc hoặc do các khối u thì việc điều trị căn bệnh gốc là rất quan trọng.

Có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc điều trị bằng xạ trị.

Điều trị triệu chứng

Để giảm các triệu chứng mắt lồi như khô mắt và khó khăn khi nhìn, bác sĩ có thể khuyên dùng những biện pháp như sử dụng nước mắt nhân tạo, kính râm và thuốc giảm viêm.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được xem xét, khi lồi mắt gây khó khăn lớn trong việc nhìn, đóng mở mắt và gây áp lực lên dây thần kinh mắt.

Phẫu thuật có thể gồm điều chỉnh cấu trúc mắt, loại bỏ khối u hoặc điều chỉnh vị trí mắt.

Lồi mắt có thể chữa khỏi nhưng phải mất một khoảng thời gian dài ngay cả khi điều trị thành công.

Trong một vài trường hợp, phải mất nhiều năm, mắt mới có thể trở lại vị trí bình thường.

Làm thế nào để mắt không bị lồi?

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh khi ra ngoài.
  • Hạn chế hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Chủ động bảo vệ mắt khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ gây chấn thương mắt bằng kính bảo hộ.
  • Đảm bảo một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối.
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe chung và sức khỏe mắt.
  • Nếu bạn mắc các bệnh như Basedow hoặc tuyến giáp, hãy làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất định về căn bệnh mắt bị lồi này.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào hoặc lo lắng về sức khỏe mắt của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt tại Hikari để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/proptosis-bulging-eyes 
https://www.nidirect.gov.uk/conditions/exophthalmos-bulging-eyes