Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính

Home / Bệnh lý / Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính

Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính

Bạn CÓ hoặc KHÔNG đã và đang mang kính thế bạn từng đặt ra câu hỏi như: Kính có vai trò trong tật khúc xạ là gì ? Có tác dụng trong điều chỉnh những gì? Chúng được phân loại , tính năng như thế nào ? Lớp phủ là gì ? Công dụng của lớp phủ ? Chiết suất là gì ? Lợi ích của chiết trong tròng kính ra sao?

Đó chính là câu hỏi thường gặp nhất và rất nhiều bạn mông lung , đọc xong bài này bạn sẽ hiểu một phần nào về những điều đó.

Kính trong tật khúc xạ là gì?

Là phương pháp dễ nhất để chỉnh thị lực trong tật khúc xạ bao gồm như: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị .

Chúng được phân loại, tính năng như thế nào?

Tùy thuộc vào từng loại khúc xạ và tính chất sử dụng theo nhu cầu mà có lựa chọn tròng kính phù hợp :

  • Kính Đơn Tròng (single vision) hay thường gọi Đơn tròng là loại tròng phổ biến dùng để điều chỉnh thị lực. Loại tròng này được thiết kế riêng để phù hợp với đơn kính của bạn và điều chỉnh các tật khúc xạ
  • Kính Hai Tròng (bifocal): là kính vừa nhìn gần vừa nhìn xa , được thiết kế với quang tâm đưa lại 2 vùng nhìn với công suất khác nhau, có tiêu điểm nhìn 1 gần và 1 xa. Tròng kính có thiết kế rõ ràng thành hai phần riêng biệt. Phần trên là nhìn xa , phần dưới là nhìn gần.
  • Đa Tròng (Progressive): là loại kính có tác dụng giúp những người chính thị hoặc mắc các tật khúc xạ mắt có kết hợp lão thị (thường trên 40 tuổi) điều chỉnh thị lực nhìn rõ theo cự ly khác nhau , trong đó có 3 tầm nhìn cơ bản là : tầm nhìn xa – tầm nhìn trung gian- tầm nhìn gần.

Lớp phủ là gì?

Là các lớp váng khác nhau dược nhà sản xuất (NSX) phủ lên bề mặt tròng nhằm bảo vệ và giúp cho chất lượng hình ảnh hay truyền quang được tối ưu nhất.

Ngoài vấn đề điều chỉnh tốt về thị lực thì tròng kính còn có thể kết hợp thêm các tính năng của các loại lớp phủ sẽ làm cho kính chúng ta bền hơn, đẹp hơn và đáp ứng được nhu cầu tốt nhất cho mắt bạn.

Và đây là tính năng của lớp phủ cơ bản:

  • Lớp phủ Scan Blue Light (Blue Cut): Mỗi NSX sẽ tự đặt tên cho lớp phủ Lọc tia sáng xanh có hại với tên khác nhau: lọc ánh sáng có hại đến từ mặt trời, tivi, màn hình vi tính và điện thoại.(hình ảnh khi sử dụng tròng ánh sang xanh sẽ có ngả màu vàng nhạt)
  • Lớp phủ HVP (HiVision Protect): Chống: phản quang, chói, bám nước, hơi nước, dầu mỡ, vân tay, tĩnh điện.
  • Lớp phủ HMC (Hard Multi Coated): Phủ đa lớp chống phản quang, chống chói.
  • Lớp phủ EMI (ElectricityITO): Chống tĩnh điện – giảm bám bụi.
  • Lớp phủ UV400, 420 (UV-Protect): Chống tia cực tím UVA, UVB.
  • Lớp phủ HC (HardCoat): Phủ tráng cứng – giảm trầy xước
  • Lớp phủ HV (HiVision)- VP(ViewProtect): Giảm phản quang, giảm chói
  • Lớp phủ Lotutec: Chống: tĩnh điện – phản quang, giảm chói- bám dầu mỡ, vân tay (Lớp phủ độc quyền tròng kính Zeiss)
  • Lớp phủ WR (Water Resistance): Hạn chế bám nướcLớp phủ Hydrophobic : Lớp phủ hạn chế bám nước cao cấp

Chiết suất (Index) là gì? lợi ích của chiết trong tròng kính ra sao?

Là hệ số khúc xạ ánh sáng, được tính bằng tỷ lệ giữa vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường đó so với trong môi trường không khí. Chiết suất tỷ lệ thuận với độ cô đặc của vật liệu. Chiết suất càng cao tròng kính càng mỏng.

Thông thường, mắt kính có các loại chiết suất cơ bản :

  • Chiết suất thấp :1.49 , 1.50
  • Chiết suất trung : 1.56
  • Chiết suất cao: 1.60 , 1.61 , 1.67 , 1.70 , 1.74

Hiện nay người ta áp dụng công nghệ và vật liệu cao cấp cho ra đời tròng kính có chiết suất cao, mỏng, gọn nhẹ giúp người dụng cảm thấy thoải mái khi đeo kính. Thường những loại tròng kính này là các tròng kính siêu mỏng áp dụng cho người cận thị độ cao.

Giúp tầm nhìn được điều chỉnh trong khi đeo kính mắt được làm bằng vật liệu nhẹ và mỏng để tạo sự thoải mái hơn.
Giảm méo mắt do tròng kính dày hơn với toa thuốc mạnh, giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy mắt và toàn bộ khuôn mặt của bạn hơn. Cung cấp 100% sự ngăn ngừa UV cho đôi mắt của bạn.

Bs. CKII Huỳnh Tấn Phong- Tổng hợp

Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Tật Khúc Xạ Và Những Điều Cần Biết Về Tật Khúc Xạ >> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Những Điều Cần Biết Về Phẫu Thuật Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
Kiểm Soát Cận Thị Và Phương Pháp Làm Chậm Tăng Độ >> Xem thêm
Sự Oxy Hóa, Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Và Bệnh Đục Thủy Tinh Thể >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm