Tại sao mắt bị cộm? Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả

Mắt bị cộm được dùng để miêu tả cảm giác có vật gì đó trong mắt, gây khó chịu và ngứa mắt. Triệu chứng này sẽ tự biến mắt, nhưng khi tình trạng cộm mắt kéo dài, đó có thể là dấu hiệu bạn đang gặp các vấn đề liên quan tới bệnh lý về mắt. Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi mắc bị cộm.

Biểu hiện khi mắt bị cộm 

Cộm mắt là tình trạng mắt bị ngứa hoặc cay mắt.

Mắt có cảm giác như có cát, bụi bẩn hay dị vật nằm trong mắt.

Cộm mắt là tình trạng mắt bị ngứa hoặc cay mắt

Trong trường hợp nặng hơn, cộm mắt có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Chảy nước mắt
  • Đỏ và đau mắt
  • Mắt mờ
  • Xuất hiện gỉ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Khi bị cộm, nhiều người có thói quen dụi mắt, điều này có thể gây tổn thương giác mạc và gây đau đớn hơn.

Nguyên nhân gây cộm mắt

Mắt bị cộm có nhiều nguyên nhân gây nên như:

  • Mắt bị khô do tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh hoặc thức khuya.
  • Do stress, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Mắt bị chấn thương trong quá trình hoạt động.
  • Đeo kính áp tròng trong thời gian dài.
  • Mắt gặp các vấn đề về bệnh lý.
  • Bụi bẩn hoặc dị vật rơi vào mắt.

Một số trường hợp nhẹ, cộm mắt sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.

Nhưng với các trường hợp cộm mắt bị kéo dài, bạn nên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được điều trị kịp thời.

Khi nào nên gặp bác bác sĩ?

Trên thực tế, tình trạng cộm mắt không gây nguy hại tới sức khoẻ, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống sinh hoạt, làm việc. 

Bạn nên liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất khi:

  • Vẫn thấy đau và chảy nước mắt sau khi lấy dị vật ra khỏi mắt.
  • Có máu chảy ra từ nhãn cầu.
  • Mắt nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như: đỏ mắt hoặc gỉ mắt.

Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng của bạn, những gì bạn đã làm để tự chữa trị và tình trạng này đã kéo dài trong bao lâu.

Với những thông tin này, bác sĩ có thể xác định và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Mắt bị cộm là dấu hiệu của bệnh gì?

Mắt bị cộm thường không phải là một bệnh riêng biệt, mà là một triệu chứng cho thấy mắt đang gặp vấn đề. 

Đây có thể là dấu hiệu mắt bị khô, dị ứng, nhiễm trùng hay các bệnh lý liên quan tới mắt.

Khô mắt

Khô mắt là tình trạng phổ biến khi mắt không đủ độ ẩm.

Do màng nước mắt không trải đều giác mạc khi bạn chớp mắt, có thể dẫn đến mắt bị khô. 

Tình trạng này có thể khiến bạn có cảm giác cộm mắt.

Khi màng nước mắt không trải đều giác mạc khi bạn chớp mắt, có thể dẫn đến mắt bị khô. 

Nguyên nhân gây khô mắt có thể bào gồm:

  • Gió, bụi bẩn hoặc môi trường không khí khô.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại hay laptop.
  • Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài.
  • Mắc các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp và tiểu đường.
  • Bị hội chứng khô mắt.
  • Sử dụng thuốc tra kéo dài.
  • Lão hóa.
  • Ngồi dưới máy lạnh trong thời gian dài.

Biểu hiện của khô mắt bao gồm:

  • Mắt bị cộm
  • Nhức mắt
  • Mắt bị châm chích và nóng rát
  • Đỏ mắt

Chắp mắt

Chắp là một cục u nhỏ xuất hiện trên mí mắt khi tuyến dầu bị tắc, gây đau và đỏ mắt.

Khi chắp mắt phát triển dọc theo bờ mi, bạn có thể cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong mắt mỗi khi chớp mắt.

Hãy liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất khi mắt bạn có dấu hiệu bị chắp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm viêm và sưng.

Vết chắp sẽ mờ dần nhưng có thể mất vài tuần để nốt sưng co lại. 

Viêm bờ mi khiến mắt bị cộm

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm, thường xảy ra ở cả hai mắt.

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm, thường xảy ra ở cả hai mắt

Nguyên nhân là do tuyến dầu bị tắc, gây cảm giác:

  • Cộm mắt
  • Nóng rát và châm chích
  • Ngứa và đỏ mắt
  • Mí mắt đổ dầu
  • Xuất hiện gỉ mắt
  • Bong tróc da

Khi bị viêm bờ mi bạn nên:

  • Làm sạch mí mắt thường xuyên để có thể kiểm soát các triệu chứng.
  • Sử dụng nước và các chất tẩy rửa nhẹ nhàng để loại bỏ gỉ mắt mỗi ngày. 
  • Nếu tình trạng viêm bờ mi của bạn trở nên trầm trọng hơn, các bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt để giảm triệu chứng của bệnh.

Sạn vôi

Sạn vôi là tình trạng lắng đọng canxi ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu.

Có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở một bên hoặc hai bên mi mắt.

Theo các y bác sĩ thì chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó có liên quan đến cơ địa của mỗi người. 

Sạn vôi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Chúng thường khiến bệnh nhân có cảm giác cộm, nhói và nhức mỗi khi chớp mắt.

Những người được bác sĩ chẩn đoán là bị sạn vôi thì nên đi khám định kỳ để lấy sạn.

Không tự ý điều trị tại nhà dễ gây nhiễm trùng ảnh hướng đến mắt. 

Mộng thịt

Mộng thịt là sự phát triển quá mức của kết mạc, nguyên nhân chính đến từ việc tiếp xúc lâu dài với tia UV.

Mộng thịt khiến bạn có cảm giác cộm mắt và thường có các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Xuất hiện một mảng nhỏ màu hồng hơi nhô trên mắt.
  • Mắt đỏ, khô và sưng tấy.
  • Ngứa và nóng mắt.
  • Thường xuyên chảy nước mắt.
  • Mắt mờ hoặc xuất hiện tình trạng nhìn đôi.

Mộng thịt là sự phát triển quá mức của kết mạc

Điều trị mộng thịt bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giảm viêm và kích thích.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ mộng thịt.

3 cách điều trị và phòng tránh cộm mắt 

Khi mắt bị cộm, cần xác định nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp phù hợp để điều trị.

3 cách điều trị và phòng tránh khi bị cộm mắt là:

1. Vệ sinh mắt

Nếu mắt bị cộm do bụi hoặc dị vật rơi vào mắt, bạn chỉ cần rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, hoặc chớp mắt vài lần để chúng được trôi ra ngoài một cách tự nhiên.

Tránh dùng tay để dụi hoặc gãi mắt, vì có thể gây rách giác mạc hoặc nhiễm trùng mắt.

Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để lấy dị vật ra ngoài.

Nếu mắt bị cộm do bụi hoặc dị vật rơi vào mắt, bạn chỉ cần rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý

2. Xây dựng thói quen và lối sống khoa học

  • Ăn uống đủ dưỡng chất và ngủ đủ giấc.
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
  • Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc ở nơi nhiều bụi và gió.
  • Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc laptop.
  • Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều và thường xuyên cho mắt thư giãn.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc bổ sung các thực phẩm chức năng dành cho mắt.

3. Thăm khám tại các cơ sở y khoa khi mắt bị cộm

Cần liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

Bạn nên chú ý khi tình trạng cộm mắt diễn ra lâu ngày hoặc đã sử dụng thuốc nhưng không khỏi. 

Trường hợp này có thể đang mắc các vấn đề liên qua tới bệnh lý, chúng có thể gây nguy hiểm hoặc thậm chí mù lòa.

Cần liên hệ với các bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cộm mắt là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài viết trên, Hikari hy vọng đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về nguyên nhân và cách điều trị khi mắt bị cộm.

Nguồn tham khảo bài viết: