Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Mí Mắt, Điều Gì Bạn Nên Biết?

Home / Bệnh lý / Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Mí Mắt, Điều Gì Bạn Nên Biết?

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Mí Mắt, Điều Gì Bạn Nên Biết?

Phẫu thuât thẩm mỹ mí mắt có thể làm cho cả mí trên và mí dưới. Đôi mắt luôn là dấu hiệu biểu lộ về tuổi tác sớm nhất so với các bộ phận khác trên khuôn mặt. Do đó phẫu thuật cắt da thừa mi mắt hay nâng cung mày sẽ trả lại vẻ đẹp xuân thời cho đôi mắt của bạn.

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Mí Mắt, Điều Gì Bạn Nên Biết?

Thường phẫu thuât chỉ cần gây tê tại chỗ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc để giúp bạn thư giãn hơn, cảm giác thoải mái hơn trong lúc phẫu thuật. Đối với mí trên, phẫu thuật sẽ lấy đi da thừa, một ít cơ, và túi mỡ dày của bạn.

Tùy theo mỗi bác sĩ có thể khâu chỉ tan hoặc chỉ không tan cho bạn. Nếu chỉ không tan, bạn cần quay lại cắt chỉ sau 5-7 ngày. Phẫu thuật cắt da mỡ thừa mi mắt không thể chỉnh được đồng thời sự chùng xuống của cung mày (sa cung mày). Cần thực hiện phẫu thuật nâng cung mày để giúp cung mày cao trở lại như lúc trẻ.

Phẫu thuật này có thể làm đồng thời cùng phẫu thuật cắt da dư mí mắt, hoặc có thể thực hiện sau đó khoảng 1 tháng. Ở một vài người, phẫu thuật cắt da dư có thể làm cung mày sa xuống nhiều hơn, do đó phẫu thuật nâng cung mày cần thực hiện thêm để mang đến một kết quả mỹ mãn.

Sau phẫu thuật, mí mắt của bạn sẽ sưng nề và bầm tím. Bạn có thể yên tâm, vì nó sẽ mất đi sau đó khoảng 1 tuần. Trong thời gian này bạn nên nghỉ ngơi ở nhà nếu có thể. Mắt nhắm không kín là nguy cơ thường gặp của phẫu thuật mi trên. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ tạm thời, không kéo dài, và bạn cần nhỏ thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với mi dưới, đường rạch phẫu thuật có thể ở trong mi mắt (rạch theo đường kết mạc). Thích hợp cho các quý ông, vì mọi người sẽ không thấy đường mổ. Lật mi là biến chứng không mong muốn của phẫu thuật cắt da dư mỡ thừa mi dưới. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để chỉnh lại cho bạn.

Bạn cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật?

Nếu bạn đang uống Aspirin, hãy ngưng nó 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Những thuốc bạn nên ngưng trước đó khoảng 10 ngày: Kháng viêm (Ibuprofen, Diclofenac, Celecoxib…), Ginkgo Biloba, Vitamin E, Vitamin C.
Bạn nên đi cùng một người thân, vì bạn không thể tự lái xe về được sau phẫu thuật.

Ngày phẫu thuật, bạn được chuẩn bị như thế nào?

Sau khi giải đáp mọi thắc măc, bạn sẽ ký vào giấy cam kết phẫu thuật, sau đó Bác sĩ sẽ chụp hình đôi mắt của bạn trước phẫu thuật. Đồng thời Bác sĩ sẽ đánh dấu, đo đạc vùng da mi sẽ phẫu thuật.

Trước phẫu thuật Bác sĩ sẽ đo đạc vùng da mỡ thừa cần cắt

Bạn sẽ được uống thuốc giúp bạn giảm đau và thư giãn hơn trong khi phẫu thuật. Sau khi nằm trên bàn phẫu thuật, bạn sẽ được sát khuẩn kỹ càng, nhỏ thuốc tê vào mắt, chích thuốc tê vào vùng da mi. Và bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành phẫu thuật.

Sau phẫu thuật bạn cần chăm sóc như thế nào?

Bạn dùng khăn phủ lên 2 mắt, sau đó nhẹ nhàng đặt túi đá lạnh lên. Bạn cần chườm lạnh khoảng 20 phút mỗi giờ khi bạn thức dậy, ít nhất trong vòng 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.

Khi thức, tốt nhất bạn nên hạn chế nằm, và khi ngủ bạn nên kê gối cao trong vòng 1 tuần đầu tiên. Điều này sẽ giúp mí mắt bạn giảm sưng nề nhanh hơn.

Bạn không được để nước vào mi mắt trong vòng 48 giờ đầu tiên. Sau 2 ngày, bạn có thể thấm nhẹ nhàng lên mi mắt với dung dịch rửa nhẹ, nhưng vẫn cần phải tránh đụng tay lên mí mắt trong vòng ít nhất 1 tuần đầu tiên.

Bạn nên tránh khiêng vác nặng, hoặc các bài tập thể dục căng cơ mạnh trong vòng 2 tuần đầu. Bạn có thể chạy bộ, hoặc chơi các môn thể thao không đối kháng sau phẫu thuật 2 tuần. Các bài tập mạnh, căng cơ nhiều nên sau đó 4 tuần.

  • Bạn không nên tự lái xe trong vòng 24 đầu sau phẫu thuật.
  • Bạn nhớ uống thuốc theo toa bác sĩ. Sẽ giúp vết mổ mau lành hơn.

Đau tăng lên, Sưng nề nhiều hơn , Sốt, Nhìn mờ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Một tuần sau phẫu thuật, bạn nên quay lại tái khám để được cắt chỉ và kiểm tra vết mổ.

Bs. CKII Huỳnh Tấn Phong – Tổng hợp
Những Điều Cần Biết Về Gọng Kính >> Xem thêm
Làm Sao Biết Tôi Bị Khô Mắt>> Xem thêm
Trầy Xước Giác Mạc Có Nguy Hiểm Không >> Xem thêm
Kiểm Soát Cận Thị Và Phương Pháp Làm Chậm Tăng Độ >> Xem thêm
Tròng Kính Và Những Điều Cần Biết Về Tròng Kính >> Xem thêm
Điều Chỉnh Tật Khúc Xạ Không Cần Phẫu Thuật – ORTHO K >> Xem thêm
10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Có Thể Dùng Hàng Ngày >> Xem thêm
Bệnh Thoái Quá Hoàng Điểm – Thoái Quá Điểm Vàng Mắt Ở Tuổi Già (AMD) >> Xem thêm