Tất tần tật về tắc tĩnh mạch võng mạc bạn nên biết

Tắc tĩnh mạch võng mạc là căn bệnh phổ biến đứng thứ hai trong những bệnh gây ảnh hưởng đến võng mạc. Tùy theo loại và tình trạng của bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực và dẫn tới mù lòa. Hãy cùng Hikari theo dõi bài viết dưới đây để biết được bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và những phương pháp điều trị bệnh.

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc là gì?

Tắc tĩnh mạch võng mạc (Retinal Vein Occlusion – RVO) là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ tĩnh mạch vận chuyển máu từ võng mạc của bạn. Nguyên nhân gây ra có thể là do cục máu đông hoặc tĩnh mạch bị chèn ép.

Khi tắc tĩnh mạch võng mạc, các mạch máu có thể trở nên yếu hơn và bắt đầu rò rỉ, khiến hoàng điểm (điểm vàng) sưng lên hoặc dày thêm, gây nên tình trạng phù hoàng điểm.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng như tăng áp lực nội nhãn và sưng mắt, dẫn đến mờ mắt hoặc giảm thị lực.

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp an toàn nào để cải thiện lưu thông máu ở tĩnh mạch. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị để kiểm soát được các biến chứng cũng như bảo vệ thị lực của bạn.

Các loại tắc tĩnh mạch võng mạc

Có hai loại tắc tĩnh mạch võng mạc, bao gồm:

Tắt tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO)

Là tình trạng khi tĩnh mạch chính của mắt bị tắc nghẽn, được chia thành hai loại: 

  • Tắt tĩnh mạch trung tâm võng mạc thể không thiếu máu: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các ca bệnh. Bệnh thường xuất hiện đột ngột ở một bên mắt và tùy theo mức độ và vị trí tắc nghẽn mà triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng như mờ mắt, nhìn thấy đốm đen nhỏ, đau mắt, rối loạn thị trường và mất thị lực. 
  • Tắt tĩnh mạch trung tâm võng mạc thể thiếu máu: Nguyên nhân gây ra có thể là do nguyên phát hoặc do sự tiến triển của bệnh CRVO thể không thiếu máu. Khoảng 90% bệnh nhân có thị lực kém hơn 20/200 sẽ bị bệnh này. 

Yếu tố chính dẫn đến bệnh CRVO thường là do tuổi tác, với 90% bệnh nhân là người trên 50 tuổi, hoặc với những ai đang mắc các bệnh mãn tính như phù hoàng điểm, tăng nhãn áp, đái tháo đường, cholesterol cao,….

Tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc (BRVO)

Đây là khi các tĩnh mạch nhỏ hơn gắn vào tĩnh mạch chính của mắt bị tắc nghẽn. Khác với CRVO thường ảnh hưởng đến toàn bộ võng mạc, bệnh tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc chỉ ảnh hưởng đến một phần võng mạc, dẫn đến mờ mắt hoặc mất thị lực ở phần bị ảnh hưởng.

RVO là bệnh phổ biến đứng thứ hai trong những căn bệnh gây ảnh hưởng đến võng mạc. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng hiện nay trên toàn cầu:

  • Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người.
  • Cứ 1.000 người thì sẽ có từ 1 – 4 người bị ảnh hưởng bởi bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. 
  • Bệnh tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc sẽ ảnh hưởng đến từ 6 đến 12 trong số 1.000 người.

Dấu hiệu khi mắt bị tắc tĩnh mạch võng mạc

Các triệu chứng tắc tĩnh mạch võng mạc thường ảnh hưởng đến một mắt và bao gồm:

  • Nhìn mờ hoặc mất thị lực: Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển nặng hơn trong vài giờ hoặc vài ngày.
  • Nhìn thấy những vệt đen hoặc đốm bay trong tầm nhìn.
  • Đau hốc mắt khi các mạch máu mới phát triển và khiến áp suất trong mắt tăng cao: Tình trạng này thường xảy ra trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn chỉ bị tắc tĩnh mạch võng mạc ở các mạch máu nhỏ, bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi xảy ra biến chứng hoặc khi được khám mắt.

Tình trạng mờ mắt có thể tiến triển nặng theo thời gian

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh tắt tĩnh mạch võng mạc.

Theo đó, bệnh xảy ra khi quá trình lưu thông máu ở các tĩnh mạch trong võng mạc bị gián đoạn, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh nhân có cục máu đông trong võng mạc.
  • Quá trình vận chuyên máu đến tĩnh mạch ở võng mạc bị chậm.
  • Động mạch của võng mạc bị cứng do lão hóa hoặc bị chèn ép bởi các mảng bám.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi từ 50 hoặc 60. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến những người dưới 40 tuổi.

Những người từ 50 đến 60 tuổi có nguy cơ cao mắc bênh tắc tĩnh mạch võng mạc

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh nếu đang gặp các vấn đè về sức khoẻ như:

  • Xơ vữa động mạch.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh glaucoma.
  • Huyết áp cao.
  • Nếu bạn có tiền sử tắc tĩnh mạch võng mạc ở một bên mắt thì nguy cơ mắt còn lại sẽ bị bệnh là rất cao.

Biến chứng của tắc tĩnh mạch võng mạc là gì?

Tắc tĩnh mạch võng mạc có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Phù hoàng điểm dạng nang: Đây là tình trạng sưng tấy ở trung tâm võng mạc (điểm vàng). Chúng có thể gây mờ mắt hoặc mất thị lực.
  • Hình thành các mạch máu mới ở mắt: Các mạch máu bất thường có thể hình thành ở các phần khác nhau của mắt như mống mắt. Theo thống kế, cứ 4 người mắc bệnh RVO thì sẽ có 1 người xuất hiện tình trạng này.
  • Xuất huyết dịch kính: Là tình trạng khi máu rò rỉ vào dịch thủy tinh thể của bạn. Nguyên nhân là do sự hình thành của các mạch máu bất thường có nguy cơ cao bị chảy máu.
  • Bệnh tăng nhãn áp tân mạch: Là một dạng bệnh glucoma, xuất hiện khi có sự phát triển bất thường của các mạch máu mới. Chúng có thể gây đau và tăng áp suất bên trong mắt của bạn.
  • Bong võng mạc: Các mạch máu bất thường trong võng mạc có thể khiến võng mạc bị kéo ra khỏi các lớp biểu mô sắc tố.
  • Có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ

Cách chuẩn đoán

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán bệnh RVO thông qua việc khám mắt và xét nghiệm hình ảnh võng mạc để tìm ra nguyên nhân gây ra tắc nghẽn quá trình lưu thông máu ở mắt.

Kiểm tra mắt

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ làm giãn đồng tử của bạn để có thể nhìn vào phía sau mắt. Họ sẽ sử dụng kính hiển vi và kính soi đáy mắt gắn trên đầu để chiếu ánh sáng vào mắt của bạn để tìm các biến chứng và dấu hiệu của suy giảm thị lực.

Các bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi và kính soi đáy mắt

Việc kiểm tra này có thể giúp:

  • Xác định được bạn đang bị tắc tĩnh mạch trung tâm hay nhánh của võng mạc.
  • Xác định được các dấu hiệu phù hoàng điểm và hình thành mạch máu bất thường.
  • Ước tính võng mạc của bạn đang thiếu bao nhiêu lượng máu.
  • Bạn có thể cần xét nghiệm thêm để chẩn đoán RVO và mức độ biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu

Bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng một hoặc nhiều loại xét nghiệm dưới đây để giúp chẩn đoán và mô tả tình trạng của bạn, bao gồm:

  • Chụp ảnh đáy mắt: Hình thức này gíup bác sĩ thấy được sự hiện diện của các mạch máu mới bất thường và lượng máu chảy bên trong mắt bạn.
  • Chụp cắt lớp võng mạc (OCT): Đây là hình thức chụp ảnh có độ phân giải cao, giúp bác sĩ nhìn rõ được sự xuất hiện của phù hoàng điểm. Chúng có thể đo độ dày của võng mạc và cung cấp những con số chính xác, giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng điều trị theo thời gian.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Đối với loại xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào tĩnh mạch ở cánh tay. Thuốc nhuộm sẽ di chuyển đến các mạch máu trong võng mạc của bạn và làm cho chúng nổi bật khi chụp ảnh. Từ đó giúp bác sĩ biết được mức độ tắc nghẽn trong tĩnh mạch võng mạc của bạn và đang thiếu bao nhiêu lượng máu ở võng mạc.

Bên cạnh đó, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc và giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, bạn có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra mức cholesterol, lượng đường trong máu và các chỉ số quan trọng khác.

Cách điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Hiện tại không có cách nào để đảo ngược hoặc chữa khỏi tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch võng mạc của bạn. 

Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa có thể ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng do tắc tĩnh mạch võng mạc gây ra, bằng cách sử dụng:

  • Thuốc tiêm kháng VEGF
  • Tiêm steroid
  • Laser quang đông toàn võng mạc 
  • Phẫu thuật cắt dịch kính
  • Thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Mục tiêu của việc điều trị là:

  • Cải thiện tầm nhìn của bạn hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn.
  • Xác định và điều trị các biến chứng có thể gây hại cho thị lực và sức khỏe của mắt.
  • Kiểm soát các yếu tố có thể gây bệnh trong tương lai

Các bác sĩ sẽ kết hợp những phương pháp điều trị khi cần thiết và sẽ giải thích cho bạn về thời gian điều trị của mỗi biện pháp.

Thuốc tiêm kháng VEGF

Đây là phương pháp điều trị đầu tay dành cho những người bị phù hoàng điểm. VEGF là  một loại protein thúc đẩy sự phát triển của mạch máu mới. Quá nhiều VEGF có thể dẫn đến hình thành các mạch máu bất thường, mỏng manh và dễ bị rò rỉ.

Tiêm thuốc chống VEGF sẽ làm gián đoạn việc sản xuất VEGF trong mắt bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn thuốc nhỏ mắt để làm gây tê và giảm đau trước khi tiêm thuốc vào dịch thủy tinh thể. Bạn có thể cần tiêm đều đặn trong một đến hai năm tùy theo tình trạng của bạn.

Các loại thuốc trong các mũi tiêm sẽ bao gồm:

  • Aflibercept.
  • Bevacizumab.
  • Ranibizumab.

Tiêm steroid

Tiêm thuốc steroid vào mắt cũng có thể giúp giảm tình trạng sưng. Tuy nhiên, ở một số người, tiêm steroid có thể gây tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. 

Vì vậy, chúng thường là phương pháp điều trị bậc hai sau khi tiêm thuốc kháng VEGF không đủ để điều trị

Laser quang đông toàn võng mạc

Loại phẫu thuật laser này tạo ra những vết bỏng nhỏ ở những vùng võng mạc thiếu lưu lượng máu. Việc này sẽ làm giảm số lượng protein (VEGF) thúc đẩy sự hình thành các mạch máu bất thường. 

Giảm VEGF giúp ngăn ngừa hiện tượng tân mạch và chảy máu liên quan trong mắt bạn. Chúng cũng giúp giữ cho áp suất nội nhãn của bạn được ổn định.

Phẫu thuật cắt dịch kính

Phẫu thuật cắt dịch kính là một phẫu thuật giúp những người bị tắc tĩnh mạch võng mạc đang trong các tình trạng như:

  • Chảy máu nghiêm trọng ở mắt (xuất huyết thủy tinh thể).
  • Chảy máu kéo dài hơn bốn tuần.
  • Chảy máu liên tục bị tái phát
  • Bong võng mạc.

Phẫu thuật sẽ loại bỏ thủy tinh thể khỏi mắt và chữa lành các tổn thương trong võng mạc của bạn.

Phẫu thuật cắt dịch kính là một trong những phương pháp điều trị bệnh tắc võng mạc hiện nay

Thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nhiều người bị tắc tĩnh mạch võng mạc có các bệnh lý tiềm ẩn như huyết áp cao, tiểu đường hoặc cholesterol cao. Những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quân đến mạch máu. 

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ làm việc cùng với bác sĩ điều trị bệnh lý nền của bạn để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn có thể được kê đơn thuốc để:

  • Hạ huyết áp.
  • Kiểm soát mức cholesterol.
  • Giải quyết các vấn đề khác về sức khỏe.

Cách phòng ngừa bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc

Nhận thức được bản thân có nguy cơ bị tắc tĩnh mạch võng mạc là bước đầu tiên để ngăn chặn bệnh này. 

Hãy trao đổi với bác sĩ nhãn khoa về những biến chứng mà bạn có thể gặp khi mắc bệnh và cách để giảm thiểu chúng.

Một điều quan trọng nữa là bạn cần nói chuyện với bác sĩ điều trị chính về các tình trạng tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về lưu thông máu. 

Họ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị cần thiết để kiểm soát những tình trạng đó và giúp giữ cho đôi mắt của bạn và toàn bộ cơ thể được khỏe mạnh.

Những việc bạn có thể làm để giảm rủi ro mắc bệnh, bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và quá trình lưu thông máu của cơ thể
  • Hãy biến việc tập thể dục thành thói quen hàng ngày của bạn.
  • Giữ mức cân nặng phù hợp với cơ thể.
  • Tránh hoặc không nên hút thuốc lá.

Qua bài viết trên, Hikari hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh tắc tĩnh mạch vòng mạc này cũng như những phương pháp điều trị hiện nay. Điều quan trong là bạn cần đi khám mắt định kỳ để sớm giúp phát hiện bệnh hoặc nếu như bạn đang thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh, đừng chần chừ mà hãy liên hệ tới các bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị bệnh.

Nguồn tham khảo bài viết: