Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở độ tuổi trên 50. Vậy bệnh đục thủy tinh thể có chữa được không? Cùng Hikari tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể, dân gian hay gọi là bệnh cườm khô, là khi thể thủy tinh tinh bị mất đi tính trong suốt. Khi bị đục thể thủy tinh, ánh sáng đi xuyên qua một thấu kính mờ đục sẽ cho chúng ta cảm giác giống như nhìn qua tấm kính cửa sổ bị sương mù bám vào.

Nhìn mờ sương ở bệnh nhân bị đục thủy tinh thể (hình bên phải).

 

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân thường gặp gây giảm thị lực ở những người trên 50 tuổi và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Theo Hiệp hội phòng chống mù lòa của Mỹ (PBA), thực tế tỷ lệ người bị đục thủy tinh thể cao hơn so với tỷ lệ người bị Glaucoma (cườm nước), thoái hóa hoàng điểm và bệnh võng mạc tiểu đường cộng lại.

Nhìn mờ do đục thủy tinh thể khiến bạn khó đọc sách, lái xe (đặc biệt là lúc chiều tối), hoặc không nhìn rõ nét mặt của người đối diện. Bệnh đục thủy tinh thể thường tiến triển từ từ và không ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn ở giai đoạn sớm. Nhưng cùng với thời gian, khi thủy tinh thể đục ngày càng nhiều, thị lực của bạn sẽ giảm một cách rõ rệt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Ánh sáng mạnh và kính đeo hỗ trợ có thể giúp bạn trong thời gian đầu khi mới bị đục thủy tinh thể. Nhưng khi thị lực giảm nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày, có lẽ bạn cần đến phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Vậy đục thủy tinh thể có chữa được không?

Bệnh đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm, vì thế cần chữa trị kịp thời. Cho đến nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại.

Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

Bệnh nhân đến khám điều trị đục thủy tinh thể

Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt.

Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật đã tồn tại gần hai thế kỷ, nhưng đặt kính nội nhãn (thể thuỷ tinh nhân tạo) là phương pháp mới, được đề xướng từ năm 1949.

May mắn thay, hiện nay phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco (Phacoemulsification) khá an toàn và mang lại hiệu quả cao. Lĩnh vực phẫu thuật này đang được áp dụng những thành tựu mới của ngành nhãn khoa cũng như các ngành khoa học hỗ trợ khác nên đã có những tiến bộ vượt bậc trong vòng 20 năm trở lại đây. Ngày nay kỹ thuật mổ Phaco ngày càng phổ biến và là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất.

Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể tại Hikari Eye care

Ưu điểm của nó là vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Mặc dù các ca mổ phaco hiện nay chỉ kéo dài khoảng 5 đến 10 phút nhưng trên thực tế phẫu thuật đục thể thuỷ tinh được xếp vào nhóm đại phẫu do nó là một phẫu thuật nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.

Hiện nay bệnh lý đục thủy tinh thể cũng có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tại Hikari Eye Care, chúng tôi đặt sự chăm sóc, an tâm của bạn và gia đình lên hàng đầu. Vì vậy, khi bạn đến với Hikari, bạn đang chọn lựa dịch vụ Nhãn khoa chất lượng, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất.