Đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh hiệu quả 

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh hiệu quả 

Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời điểm khi thời tiết chuyển mùa. Từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành đều là đối tượng bị đau mắt đỏ. Vì vậy nên cần cẩn thận khi điều trị và tiếp xúc với người bệnh để không bị lây nhiễm hoặc tái phát bệnh. Vậy đau mắt đỏ lây qua đường nào? Nên làm gì khi bị đau mắt đỏ và cách phòng tránh là gì? Hãy cùng Hikari giải đáp các thắc mắc ấy qua bài viết dưới đây nhé.

Đau mắt đỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm hiểm không?

Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa.

Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương lâu dài cho mắt.

Bên cạnh đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm, có khả năng gây bùng dịch tại cộng đồng nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Thời gian chữa trị bệnh tương đối nhanh, sau 1 tuần thì bạn sẽ hoàn toàn bình phục.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Trên thực tế, nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ sẽ không bị lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do mắt bị nhiễm trùng virus, vi khuẩn gây viêm kết mạc.

Nên bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp và chất tiết của cơ thể.

Một số đường lây lan bệnh đau mắt đỏ phổ biến là:

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Nếu bạn tiếp xúc với mắt, nước mắt hoặc dịch nhầy của người bị đau mắt đỏ, thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm rất cao.

Ho và hắt hơi

Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi không che mũi, miệng, nước bọt mang mầm bệnh sẽ lây sang người khỏe mạnh.

Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi không che mũi, miệng, nước bọt mang mầm bệnh sẽ lây sang người khỏe mạnh.

Sử dụng chung đồ vật với người nhiễm bệnh

Sử dụng chung các vật dụng như khăn tay, gương, kính mát, lens của người nhiễm bệnh

Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào đồ vật bị nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh.

Vào thời gian từ cuối mùa hè đến đầu mùa thu, là thời điểm dịch đau mắt đỏ dễ bị bùng phát nhất.

Việc xác định được bệnh lây qua đường nào sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và phòng tránh hiệu quả.

Người đau mắt đỏ nên làm gì để tránh lây cho người khác

Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan nhanh nếu người bệnh ở trong môi trường công cộng, mật độ dân cư cao.

Loại virus gây đau mắt đỏ có thể sống trên mặt phẳng, ngoài môi trường 2 ngày. 

Nên bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác trong vòng 1 tuần sau khi hết bệnh.

Vì vậy, thực hiện 5 biện pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

1. Hạn chế tiếp xúc

  • Hạn chế tiếp xúc với mắt, nước mắt hoặc dịch nhầy của bạn. 
  • Đảm bảo rửa tay thường xuyên và sử dụng khăn giấy hoặc khăn tay riêng để lau mắt.

Hạn chế tiếp xúc với mắt, nước mắt hoặc dịch nhầy của bạn. 

2. Sử dụng vật dụng cá nhân riêng

Tránh sử dụng chung các vật dụng với người khác như 

  • Khăn tay
  • Gương
  • Kính mát
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Mỹ phẩm mắt hoặc kính áp tròng.

3. Luôn đeo khẩu trang

Khi bạn ho hoặc hắt hơi, hãy đảm bảo che miệng và mũi của mình để ngăn vi khuẩn hoặc virus phát tán vào không khí.

4. Luôn giữ khoảng cách với người xung quanh

Trong thời gian bạn bị bệnh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Không đi học hoặc đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan.

Trong thời gian bạn bị bệnh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm

5. Đi khám bác sĩ

Khi có các triệu chứng của bệnh, nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Không nên kéo dài thời gian để tránh trường hợp bệnh nặng hơn.

Tuyệt đối không tự ý chữ trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian như đắp lá trầu, lá dâu lên mắt.

Khi có các triệu chứng của bệnh, nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Một số biện pháp bạn có thể sử dụng để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ là:

  • Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm, nắm hoặc chạm các vật dụng chung.
  • Giặt sạch khăn mặt và phơi dưới ánh nằng trực tiếp để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tránh dùng tay dụi mắt hoặc gãi mắt.
  • Hạn chế dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn tắm, thuốc nhỏ mắt,..

Đau mắt đỏ là một triệu chứng mắt thường gặp và có thể gây khó chịu. Việc biết được bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và các biện pháp phòng tránh bệnh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác.

Source:

https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/prevention.html

https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/changing-the-approach-to-pink-eye